Những hãng xe có giá trị lớn nhất năm 2023

Bảng xếp hạng “Best Global Brands – Các thương hiệu giá trị nhất thế giới được Công ty tư vấn thương hiệu Interbrand của Mỹ đã nghiên cứu và phân tích đưa ra thống kê hàng năm kể từ năm 1999. Năm nay, trái ngược với tình trạng trì trệ của nhiều thương hiệu, các thương hiệu ô tô lại có tốc độ tăng trưởng và thăng hạng đáng kể trong top 100.

Trong cuộc khảo sát thường niên về 100 thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới, Toyota vẫn nằm ở vị trí thứ 6 chung cuộc trong bảng xếp hạng năm 2023, chỉ đứng sau các hãng công nghệ Apple, Microsoft, Amazon, Google và Samsung. Cụ thể, giá trị thương hiệu Toyota đạt 64,5 triệu USD tương đương hơn 1 nghìn 485 tỷ đồng tăng 8% so với năm ngoái.

Vị trí tiếp theo thuộc về Mercedes-Benz khi đạt 61,4 triệu USD tương đương 1 nghìn 412 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2022. Đặc biệt, BMW năm nay lần đầu tiên lọt vào top 10 thương hiệu lớn nhất toàn cầu khi đạt giá trị thương hiệu hơn 1 nghìn 176 tỷ đồng. Porsche, Hyundai và Ferrari lần lượt ở thứ hạng 47, 32 và 70. Cả 3 thương hiệu này đều đạt tốc độ tăng trưởng hai con số, chiếm 3 vị trí trong top 5 thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất. Tesla - thương hiệu ô tô điện lớn nhất thế giới có giá trị ước tính đạt 49,94 triệu USD tương đương hơn 1 nghìn 148 tỷ đồng, tăng 4% so với năm ngoái.

Đây là một trong những thương hiệu có tỷ lệ tăng trưởng về giá trị thấp nhất trong số các hãng ô tô lọt vào danh sách 100 thương hiệu tốt, giá trị nhất toàn cầu năm 2023. Các thương hiệu ô tô khác trong top 100 lần lượt là Honda, Audi, Volkswagen, Ford, Nissan và Kia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời gian chờ các tuyến cao tốc hoàn thiện, Cục Cảnh sát giao thông đã đồng loạt triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện khi lưu thông trên các tuyến cao tốc.

Trung bình mỗi năm các chuyến bay trên toàn cầu thải ra môi trường 1 tỷ tấn carbon. Để cải thiện tình hình này thì ngành đã bắt tay vào triển khai những biện pháp giảm khí thải carbon. Hàng không Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó khi đang nỗ lực xanh hóa các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Cách đây hơn 1 tháng, vào ngày 1/2, Sở GTVT Hà Nội đã điều chỉnh tổ chức giao thông tuyến đường ven sông Tô Lịch, đoạn cầu Mọc đến cầu Yên Hòa từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ. Sau một thời gian đưa vào sử dụng, dường như người dân chưa thực sự mặn mà với tuyến đường này.

2023 là năm an toàn bay thương mại đạt mức cao nhất trong lịch sử ngành vận tải hàng không thương mại, theo “Báo cáo An toàn Thường niên năm 2023” vừa được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) công bố.

Tại Triển lãm ô tô quốc tế Indonesia 2024, VinFast đã nhận được cú đúp giải thưởng. Việc được vinh danh tại các sự kiện chuyên ngành quốc tế đã ghi được dấu ấn của thương hiệu xe Việt trên thị trường ô tô toàn cầu.

Ngay sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lưu lượng vận chuyển quốc tế tại sân bay Nội Bài đã vượt qua đỉnh của năm 2019. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy thủ đô Hà Nội và Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Bên cạnh đó là dấu hiệu phục hồi của ngành hàng không trong năm nay.