Những họa sĩ mang hơi thở thời đại vào tranh cổ động

Xuất hiện tại Việt Nam vào những ngày tiền khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, tranh cổ động đã đi theo suốt chặng đường chiến đấu giành độc lập, tự do đầy gian khổ của quân và dân ta. Tới nay, dòng tranh này lại gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Việt trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Khánh Lê và Hữu Hải là hai họa sĩ thiết kế của Phòng cổ động triển lãm thuộc Trung tâm thông tin - triển lãm Hà Nội. Ngày hôm nay, họ có buổi khảo sát để thiết kế các bức tranh cổ động cho dịp chào năm mới 2024.

Là những người đứng đằng sau những tấm pano áp phích trên các con phố, công việc của những họa sĩ của Trung tâm thông tin – triển lãm Hà Nội luôn bận rộn theo mốc thời gian và những thời điểm quan trọng của Thủ đô và đất nước.

Và những cuộc họp như thế này thường xuyên diễn ra để đảm bảo cho các công tác tuyên truyền được đúng tiêu chí, phong phú và đa dạng.

Những ngày cuối năm 2023, những bức tranh cổ động chào năm mới 2024 bắt đầu được đưa đi in và lắp đặt tại các địa điểm công cộng, những nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động lớn của Thủ đô.

Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, những bức tranh cổ động dọc các con phố ở Hà Nội, với màu sắc bắt mắt, thông điệp rõ ràng đã tác động trực tiếp, mạnh mẽ vào thị giác người xem.

Và cho dù được các họa sĩ vẽ tay hay thiết kế đồ họa như hiện nay, tranh cổ động vẫn luôn là nguồn hứng khởi, truyền lửa cho từng giai đoạn phát triển của Thủ đô, của đất nước./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi các ứng dụng chuyển khoản, quét mã QR hoặc thanh toán qua ví điện tử trở nên phổ biến, thói quen chi tiêu không dùng tiền mặt thành xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tốc độ thanh toán nhanh, nhận được nhiều ưu đãi khi mua sắm...

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.

Đối với người Hà Nội, cháo đậu phụ, cà muối là một món ăn vô cùng giản dị và quen thuộc. Qua tài chế biến và kết hợp khéo léo của người thợ làm bếp một bát cháo đặc, kèm với đậu rim, cà muối cứ thế mà làm say lòng thực khách Hà thành.

Những ngày cuối tuần, hồ Gươm luôn nhộn nhịp người đến vui chơi và trải nghiệm các hoạt động văn hóa. Trong đó, đi “săn Tây" để học tiếng Anh cũng đã trở thành một hoạt động thường xuyên của nhiều bạn trẻ vào mỗi dịp cuối tuần.

Nhiều năm gần đây, chơi cá cảnh đã trở thành thú vui của nhiều người Hà Nội. Nuôi cá cảnh rất kỳ công, nhưng cũng từ sự kỳ công ấy mà người ta cảm thấy thú vị hơn khi ngắm nhìn những con cá của mình.

Hệ thống chiếu sáng hiện đại, đẹp mắt chính là ưu điểm để Cầu Nhật Tân luôn nổi bật. Công trình càng rực rỡ khi Thủ đô và đất nước kỷ niệm các ngày Lễ lớn.