Những lưu ý giúp phái đẹp tuổi trung niên sống khỏe

Đối với phụ nữ tuổi trung niên cần duy trì thường xuyên những bài tập thể dục và chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, để có sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ.

Tập thể dục thường xuyên và bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý là giải pháp tích cực giúp phái nữ tuổi trung niên cải thiện sức khỏe và tinh thần. Ở độ tuổi này, phụ nữ nên vận động để duy trì sức khỏe xương khớp, cơ bắp, trái tim, não bộ. Điều này có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, giúp tinh thần thư thái.

Các bài tập rèn luyện sức bền sẽ giúp duy trì khối lượng cơ cho phụ nữ trung niên. Ảnh: Freepik

Lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ

Người trung niên và người cao tuổi nên lựa chọn các bài tập thể dục cường độ thấp phù hợp với mình như đi bộ, chạy bộ, thái cực quyền, yoga... tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân và khuyến cáo của bác sĩ.

Những bài tập này có tác dụng cải thiện chức năng tim mạch, hệ hô hấp, tăng cường sức bền cơ bắp, đồng thời ngừa chứng tăng hoặc giảm huyết áp, tăng cholesterol và các bệnh tim mạch.

Kiểm soát tần suất và thời gian tập luyện

Người trung niên và người cao tuổi nên tập thể dục 3-5 lần một tuần, thời gian cho mỗi bài tập nên được kiểm soát trong khoảng 30-60 phút. Tập thể dục quá mức có thể dễ dàng dẫn đến mệt mỏi về thể chất và hao mòn khớp. Ngược lai, tập thể dục không đủ sẽ không thể đạt được hiệu quả tốt cho sức khỏe.

Lắng nghe cơ thể

Cơ thể giảm dẻo dai khi số tuổi càng tăng. Do đó, khi tập luyện, phái nữ nên theo dõi các dấu hiệu cảnh báo như các cơn đau thường gặp phải, để điều chỉnh cường độ vận động. Lắng nghe cơ thể mình là cách tốt nhất để tự điều chỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chế độ ăn đủ dinh dưỡng vô cùng quan trọng với người trung niên. Ảnh minh họa

Chú trọng chế độ dinh dưỡng

Ở mọi độ tuổi, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Sau 50 tuổi, quá trình trao đổi chất có xu hướng chậm lại, phụ nữ nên tập trung vào chế độ ăn uống cân bằng, tránh ăn kiêng khắc nghiệt cũng như tránh tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đường hay chất béo bão hòa - những thứ góp phần làm tăng cân, gây viêm nhiễm hoặc tăng các bệnh mạn tính.

Bữa ăn giàu chất dinh dưỡng với trái cây, rau, protein nạc và chất béo lành mạnh (như cá hồi, bơ, dầu ô liu) là rất cần thiết. Chị em nên uống đủ nước, định kỳ trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu cơ thể.

Tập trung vào chất lượng giấc ngủ

Ngoài tuổi 40, giấc ngủ chập chờn, kém, dễ thức giấc giữa đêm đã bắt đầu xuất hiện. Cho đến khi sang tuổi 50, giấc ngủ của không ít phụ nữ trở nên tồi tệ hơn. Nhiều chị em khó vào giấc và phải sử dụng đến thuốc ngủ… Việc lạm dụng thuốc rất dễ đem đến một số tác hại không mong muốn.

Tốt nhất, bạn hãy lên kế hoạch giấc ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng/1 ngày. Để cải thiện giấc ngủ nhanh hơn, giấc ngủ sâu có thể áp dụng các bài tập giãn cơ, thiền, yoga,... hay massage trị liệu.

Lo âu, suy nghĩ nhiều có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn trong giai đoạn nhạy cảm sau tuổi 50. Bởi vậy, hãy giữ cho mình một tinh thần lạc qua, đầy cảm hứng mỗi ngày. Hãy tự tạo niềm vui cho bản thân bằng các hoạt động xã hội, câu lạc bộ người trung niên hay đôi khi là làm vườn, chăm sóc nhà cửa, thay vì xem tivi và lướt điện thoại quá nhiều.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.

Việc có kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người bệnh không may gặp nạn. Sơ cấp cứu đúng cách, có thể cứu tính mạng người bệnh ngoạn mục. Và dưới đây các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai sẽ hướng dẫn cách cấp cứu khi gặp tình huống có người bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn.

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.