Những lưu ý khi ăn quả hồng

Hồng là loại quả ngon, bổ có nhiều vào mùa thu. Tuy nhiên, có rất nhiều điều cần quan tâm khi ăn hồng mà có thể bạn chưa biết tới.

Quả hồng một trong các loại trái cây ngon có chứa nhiều vitamin A (cung cấp khoảng 3% lượng vitamin A mà cơ thể cần/ngày), vitamin C (cung cấp khoảng 12%), các chất xơ hòa tan (cung cấp khoảng 9,5%), khoáng như mangan (cung cấp khoảng 15%), đồng (cung cấp khoảng 12%) và đặc biệt là các hợp chất phenolic.

Hợp chất phenolic có tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, bảo vệ tim mạch, ngoài ra cùng với vitamin C, hợp chất phenolic còn có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của tế bào. Tuy nhiên, một số người sau không nên ăn quả hồng vì nó có nhiều tác dụng phụ. 

Những người không nên ăn nhiều quả hồng

Người có lượng đường huyết cao

Nếu lượng đường trong máu của bạn cao, hoặc bạn là người mắc bệnh tiểu đường thì không thích hợp để ăn hồng. Quả hồng chứa một hàm lượng đường cao. Ăn cả quả hồng cũng có thể làm tăng đường huyết, vì vậy, người có lượng đường trong máu cao nên kiêng hoặc hạn chế ăn hồng.

Quả hồng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều.

Người thừa cân, béo phì

Như đã nói, đối với loại trái cây nhiều đường như quả hồng, bạn nên cân nhắc kĩ trước khi ăn, đặc biệt là trong quá trình giảm cân, bạn có thể sử dụng các loại trái cây khác để thay thế để tránh gây phản tác dụng và tăng cân trở lại.

Người có thể trạng kém

Đối với những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu… cũng không nên ăn quả hồng.

Người bị đau dạ dày

Quả hồng còn có chứa cả chất tannin – chất chát và chất pectin. Khi ăn hồng xanh hoặc chưa chín hẳn, sẽ thấy có vị chát.

Tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn quá nhiều, đặc biệt là lúc đói thì các chất này cộng với hàm lượng chất xơ tương đối cao trong quả hồng (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày dễ khiến khó tiêu, đầy bụng, thậm chí gây ra buồn nôn, nôn mửa… Nếu ăn nhiều sẽ bị vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột.

Những thực phẩm đại kỵ với quả hồng, không nên ăn cùng nhau

Canh cua

Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, chất tannin và các thành phần khác có trong quả hồng có thể làm cho chất đạm trong thịt cua kết tủa rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột, lên men rồi thối rữa, từ đó gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài…

Thịt ngỗng

Thịt ngỗng là loại thực phẩm giàu protein chất lượng cao, khi gặp tanin trong quả hồng, protein này dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Hải sản

Tương tự như thịt ngỗng, các loại hải sản như mực, tôm, cua,… đều là thực phẩm giàu protein. Chúng cũng sẽ cùng tanin trong quả hồng kết tủa tạo cảm giác không mấy dễ chịu cho dạ dày. Nếu ăn hồng sau khi dùng hải sản có thể làm bạn bị đầy bụng, lạnh bụng, khó tiêu, nặng hơn sẽ hình thành sỏi trong dạ dày.

Khoai lang

Thành phần chủ yếu của khoai lang là tinh bột, sau khi được đưa vào dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn acid dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ xảy ra phản ứng kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này liên kết với nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, từ đó hình thành sỏi trong dạ dày, đe dọa sức khỏe của dạ dày một cách nghiêm trọng.

Lưu ý khi ăn hồng

Không ăn lúc đói

Ăn hồng lúc bụng đói dễ sinh thành sỏi. Do lúc bụng đói, chất tannin và pectin trong quả hồng khi ở môi trường a-xít của dạ dày sẽ kết tụ lại, các khối kết tụ này khi không xuống được ruột non sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi. Chúng sẽ gây tắc nghẽn tại đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng đau quặn bụng trên, nôn mửa hay thậm chí là nôn ra máu… nếu không được thải ra ngoài theo đường tự nhiên.

Không ăn vỏ hồng

Nguyên do vì phần lớn chất tanin trong quả hồng đều tập trung nhiều ở phần vỏ và dù bạn có cố gắng khử hết phần chát của quả hồng thì cũng không thể khử sạch tanin trong đó. Nếu ăn cả vỏ hồng sẽ nguy hại cho dạ dày vì tanin có thể hình thành bã, vì vậy bạn phải nhớ gọt sạch vỏ và chỉ ăn những trái hồng đã chín để bảo vệ cho sức khỏe của mình.

Không nên ăn vỏ hồng. Nếu ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày.

Không ăn khi uống rượu

Bạn có thể bị tắc ruột khi ăn hồng cùng lúc với uống rượu. Theo Đông y, quả hồng có tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc.

Chất tanin trong quả hồng khi đi vào dạ dày gặp rượu sẽ tạo thành một chất sền sêt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa gây khó tiêu lại vừa không thải ra ngoài, để lâu ngày sẽ gây tắc ruột.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.

Việc có kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người bệnh không may gặp nạn. Sơ cấp cứu đúng cách, có thể cứu tính mạng người bệnh ngoạn mục. Và dưới đây các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai sẽ hướng dẫn cách cấp cứu khi gặp tình huống có người bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn.

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.