Những người đảm bảo an ninh, trật tự của chợ Đồng Xuân

Là những người đầu tiên đến và cũng là người cuối cùng ở lại chợ, những người bảo vệ ở chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn túc trực 24/24 mỗi ngày trong chợ, giữ gìn an ninh, bảo vệ hàng hóa và giữ an toàn cho ngôi chợ truyền thống sầm uất nhất Hà Nội - biểu tượng của phố cổ Hà Nội.

Chợ Đồng Xuân không chỉ là một khu chợ truyền thống mà còn là chứng nhân của những thăng trầm lịch sử. Thường vào dịp Tết, chợ trở nên nhộn nhịp hơn với số lượng lớn người dân và du khách đến thăm quan, mua sắm. Hai khu chợ với 3 tầng nhà, số lượng gian hàng lên tới hàng nghìn, chưa kể lượng khách vào ra liên tục, bởi thế, công việc của những người bảo vệ, vì thế cũng gắn trách nhiệm nhiều hơn.

Mỗi ngày, những người làm công việc bảo vệ ở chợ Đồng Xuân đều phân ca và thực hiện nhiệm vụ của mình. Ca ngày với 21 người, còn ca tối, số lượng bảo vệ được tăng lên 24 người, chia từng khu vực, từng vị trí.

Ban ngày, công việc của những người bảo vệ ở chợ Đồng Xuân là túc trực kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh giữ gìn văn minh thương mại và đảm bảo an toàn PCCC, không lấn chiếm không gian đi lại trong chợ.

Vào ca tối, cứ 15 phút một lần, những người bảo vệ sẽ phải đi tuần tra trong khu vực được giao, kiểm tra hệ thống khóa cửa, hệ thống điện của từng gian hàng để đảm bảo an toàn.

Với những ca bảo vệ buổi tối, sau khi nhận ca lúc 6 giờ tối, cứ 15 phút một lần, những người bảo vệ sẽ phải đi tuần tra trong khu vực được giao, kiểm tra hệ thống khóa cửa, hệ thống điện của từng gian hàng để đảm bảo mọi thứ trong trong chợ luôn trong trạng thái an toàn. Đến 22 giờ đêm, quy trình công việc này lại được bàn giao cho ca trực tiếp theo đảm nhận.

Nói về những người bảo vệ ở chợ Đồng Xuân, bà Trương Mai Hương, một tiểu thương buôn bán trong chợ không tiếc những lời khen danh cho họ. Theo bà, đó những người luôn tận tình ngày đêm trông nom chợ, bảo vệ an ninh, an toàn hàng hóa để các tiểu thương yên tâm kinh doanh, buôn bán.

Chợ Đồng Xuân biểu tượng phố cổ Hà Nội

Nằm ở trung tâm phố cổ, Đồng Xuân hiện là chợ truyền thống sầm uất nhất Hà Nội. Với lượng khách đến tham quan, mua sắm hàng nghìn lượt người mỗi ngày, ngoài là trung tâm mua sắm đầu tàu ở Thủ đô, chợ Đồng Xuân còn được xem như biểu tượng của phố cổ Hà Nội.

Năm 1889 chợ Đồng Xuân được người Pháp quy hoạch xây dựng trên vùng đất bãi bồi của sông Tô Lịch, gồm 5 dãy nhà, mặt trước là các vòm cuốn theo kiến trúc Pháp. Lịch sử của chợ gắn liền với sự hình thành và phát triển thương mại của đất Thăng Long, là nơi tập trung giao thương lớn nhất Bắc Kỳ thời xưa. Nơi đây còn chứng kiến nhiều biến cố, thăng trầm của Thăng Long - Hà Nội, chứa đựng không ít tinh hoa văn hiến trên mảnh đất kinh kỳ nghìn năm. Nổi bật nhất trong 60 ngày đêm Hà Nội rực lửa năm 1946, chợ Đồng Xuân ghi đậm dấu ấn quân và dân khu phố Đồng Xuân đã chiến đấu anh dũng, cầm chân và gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại nặng nề. Nhờ đó, góp phần bảo vệ cho cơ quan đầu não rút lui an toàn, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, cùng Thủ đô được giải phóng hoàn toàn vào ngày 10/10/1954.

Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà thành, chợ Đồng Xuân còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của người dân kẻ Chợ xưa và cũng là điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi dừng chân ở Hà Nội.

Sau vụ hỏa hoạn lịch sử năm 1994, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại trên cơ sở bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc cổ khu vực mặt tiền chợ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những gánh hàng nặng trĩu mang đủ thức quà từ lâu đã trở thành một phần tất yếu của nhịp sống thủ đô, len lỏi vào từng ngóc ngách và hòa chung hơi thở của phố thị.

Chụp ảnh chân dung trên phố cổ không chỉ là sở thích được đắm mình trong sự sáng tạo và khám phá nghệ thuật nhiếp ảnh, mà còn là cơ hội để những người trẻ có thêm trải nghiệm quý giá về môi trường sống, về văn hóa Hà Nội.

Người Hà Nội thưởng thức chè cả bốn mùa. Chè sen, chè đỗ xanh, chè đỗ đen giải nhiệt những trưa hè oi bức; xôi chè, chè trôi tàu nóng hổi ngon tuyệt cho một chiều đông lạnh.

Ở Hà thành có những nghề tưởng như không bao giờ tồn tại như nghề sửa đồ gỗ dạo, nhưng nhiều người vẫn dựa vào đó để kiếm sống hàng ngày.

Làm việc vào ban đêm dần trở thành thói quen của nhiều người, nhất là giới trẻ. Nếu như làm việc vào buổi sáng mang đến nguồn năng lượng tràn đầy thì khi đêm về lại là thời điểm mở ra một thế giới đầy sáng tạo cho những ý tưởng của giới trẻ ngày nay.

Không chỉ là địa điểm ưa thích của những tín đồ đam mê sách cũ, Nhà sách Mão còn là nơi lưu giữ kỉ niệm của người Hà Thành qua bao thế hệ.