Những tác hại khi lạm dụng thuốc chứa corticoid

Các cơ sở y tế gần đây cảnh báo nhiều trường hợp tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không đúng liều, không đúng chỉ định trong thời gian dài để chữa các bệnh dị ứng, viêm da cơ địa, xương khớp… dẫn tới mắc hội chứng Cushing khiến mặt béo tròn, người mọc nhiều lông.

Gần đây, Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ vừa tiếp nhận bệnh nhi 47 tháng tuổi mắc hội chứng Cushing do lạm dụng thuốc có chứa corticoid.

Bệnh nhi có tiền sử viêm da cơ địa từ 6 tháng tuổi và đã đi khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên sau đó, gia đình cho bé đi khám và dùng thuốc tại một phòng khám tư.

Khoảng 3 tháng nay, trong khi sử dụng thuốc, gia đình thấy bệnh nhi tăng cân nhanh, mặt béo tròn, người mọc nhiều lông.

Lưng bé gái mọc đầy lông do thời gian dài sử dụng thuốc chứa corticoid. Ảnh: VTV

Qua thăm khám và các kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc hội chứng Cushing do thuốc - một bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng mạn tính hormon glucocorticoid không kìm hãm được. Nguyên nhân được xác định là do lạm dụng corticoid kéo dài và không đúng chỉ định.

Hay trường hợp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) thông báo về một bệnh nhân nam ở Hà Nội bị rậm lông, tròn mặt sau 5 năm dùng thuốc xịt mũi có hoạt chất chống viêm Dexamethasone mỗi ngày. Bệnh nhân được cảnh báo có nguy cơ cao bị suy thượng thận cấp do lạm dụng corticoid.

Nam thanh niên suýt gặp hoạ vì lạm dụng thuốc xịt nghẹt mũi chứa corticoid 5 năm liên tục. Ảnh: BVCC

Ngoài suy tuyến thượng thận, lạm dụng corticoid còn có nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa, tăng đường máu, tăng huyết áp, teo cơ, rối loạn tâm thần, đục thủy tinh thể, suy giảm chức năng miễn dịch gây nhiễm trùng...

Theo các bác sỹ da liễu, hội chứng Cushing gồm một nhóm các triệu chứng lâm sàng gây ra bởi mức độ cao mạn tính của cortisol hoặc corticosteroid liên quan. Đây là kết quả của việc sản xuất quá mức hormone adrenocorticotropic (ACTH).  

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Cushing bao gồm: mặt tròn béo; tăng lượng mỡ trên xương đòn và u mỡ vùng gáy (cổ trâu), vân tím (vết rạn da); vết thương lâu lành và dễ bị bầm; vết rạn da tím có thể xuất hiện ở bụng; tăng huyết áp, sỏi thận, loãng xương, không dung nạp glucose, giảm sự đề kháng với nhiễm trùng và rối loạn tâm thần...

Triệu chứng thường gặp ở người bị hội chứng Cushing. Ảnh: Medlatec

Corticoid là 1 chất kháng viêm mạnh, thường có trong thành phần của nhiều loại thuốc điều trị như: thuốc nhỏ, xịt trong tai mũi họng; thuốc bôi trong da liễu; thuốc uống chống viêm… Các thuốc corticoid nếu được dùng đúng chỉ định, đúng liều lượng và thời gian có thể góp phần cứu sống người bệnh với rất nhiều loại bệnh lý nguy hiểm như cơn hen phế quản ác tính, sốc phản vệ, lupus ban đỏ hệ thống, thấp tim, suy tuyến thượng thận, viêm khớp dạng thấp…

Tuy nhiên, nếu dùng với liều lượng cao, kéo dài không có những biện pháp hỗ trợ điều trị để giảm bớt các độc tính của thuốc, corticoid có thể gây ra rất nhiều tai biến nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt việc lạm dụng corticoid ở trẻ em sẽ làm chậm quá trình phát triển trí tuệ và tinh thần của trẻ.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.

Việc có kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người bệnh không may gặp nạn. Sơ cấp cứu đúng cách, có thể cứu tính mạng người bệnh ngoạn mục. Và dưới đây các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai sẽ hướng dẫn cách cấp cứu khi gặp tình huống có người bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn.

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.