Nợ xấu, rào cản cho người vay mua BĐS

Nợ xấu là gì? Có phải cứ vay ngân hàng, quá nợ sẽ có tên trong nợ xấu? Ngay cả khi đã có tên ở “danh sách đen” này và trả nợ, thì chúng ta có được xóa luôn tên hay không?

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu. Tại Thông tư 11/2021 của Ngân hàng Nhà nước phân loại nợ  theo 05 nhóm như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) : khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, hai nhóm nợ này đều chưa được xác định là xấu và vẫn còn khả năng thu xếp vay tiếp.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) : khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Những người nằm trong ba nhóm này nếu không tiến hành thanh toán các khoản vay như trong hợp đồng tín dụng sẽ bị đưa vào danh sách nợ xấu trên hệ thống tra soát dữ liệu của ngân hàng (hay còn gọi là CIC).

Theo đó, cả người dân và ngân hàng đều dễ dàng kiểm tra dữ liệu chung này. Khi nằm trong nhóm nợ xấu, rất dễ bị mất phần vốn của mình và các ngân hàng khi duyệt hồ sơ vay vốn kế tiếp của bạn luôn có tính đề phòng cao. Cũng hãy nhớ rằng, thời gian xóa tên khỏi nợ xấu là 5 năm. Nghĩa là dù bạn đã tất toán khoản vay, nhưng tên bạn trong nhóm nợ xấu vẫn tồn tại trên CIC trong 5 năm nữa.

Đáng chú ý là trong thời đại công nghệ, khi việc quản lý dữ liệu cá nhân còn chưa chặt chẽ thì nhiều người đã bị dính vào “nợ xấu” do người khác lấy thông tin cá nhân của bạn để vay nợ. Vậy nên, ngoài việc trình báo các cơ quan chức năng, nếu có nhu cầu vay vốn để mua nhà, đất hay kinh doanh trước khi làm thủ tục, bạn hãy kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình để không mất thời gian làm thủ tục, cách kiểm tra cũng đơn giản và tiện lợi qua hệ thống internet.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050, trong đó nội dung quan trọng nhất là phát triển không gian đô thị theo mô hình đô thị trung tâm và các "Thành phố trong Thủ đô”.

70% khó khăn của thị trường bất động sản được cho liên quan tới các vướng mắc pháp lý. Vì vậy Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực sớm sẽ tác động tích cực tới thị trường bất động sản, những khoảng trống pháp lý dần được khỏa lấp, gieo hi vọng về một chu kỳ mới tích cực hơn.

UBND Thành phố vừa có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Sài Đồng, tỷ lệ 1/500 tại một phần ô đất ký hiệu NO18 và một phần ô đất ký hiệu CQ1.

Hiện nay, xuất hiện xu hướng nhiều doanh nghiệp lớn cùng hợp tác làm nhà ở cho người thu nhập thấp với kỳ vọng thanh khoản thị trường sẽ tốt hơn, đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.

Khi có hiệu lực sớm, nhiều quy định mới trong Luật Kinh doanh Bất động sản sẽ là công cụ pháp lý ngăn chặn tình trạng chưa hoàn tất pháp lý đã mở bán dự án, huy động vốn của khách hàng.

Luật Đất đai 2024 sẽ mang đến những thay đổi mang tính đột phá, tạo cơ sở pháp lý để thị trường bất động sản minh bạch và lành mạnh hơn. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành các Nghị định liên quan để Luật sớm đi vào cuộc sống.