Nơi Bác Hồ ký Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp

Người Hà Nội hầu như ai cũng biết Cung Thiếu nhi, nơi ươm mầm tài năng, chắp cánh ước mơ của nhiều thế hệ thiếu nhi Thủ đô. Nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ lịch sử của tòa biệt thự xây theo lối kiến trúc Pháp nằm trong khuôn viên Cung Thiếu nhi. Đây chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946) văn bản quốc tế đầu tiên công nhận Việt Nam là một nước tự chủ, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta. Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp, mời quý vị và các bạn cùng tới thăm một dấu mốc son ngời của dân tộc, nhằm ôn lại lịch sử hào hùng giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946-1947.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi đi vào cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước và cho dân tộc một di sản vô giá. Đó là nơi ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch, nơi gắn bó với Người trong suốt 15 năm (1954-1969), nơi đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng, nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

Chiều ngày 23/4 (15/3 Âm lịch), hơn 60 chiếc diều hội tụ tại sân miếu Châu Trần để dự hội thi thả diều làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Không chỉ thu hút người dân quanh vùng, không ít người chơi diều từ các địa phương khác và khách du lịch nước ngoài cùng tới chiêm ngưỡng.

Sáng nay (13/4), tại khu di tích chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất long trọng tổ chức Lễ khai hội và kỷ niệm 10 năm Chùa Tây Phương được đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

Đình Nội Bình Ðà ở xã Bình Minh (huyện Thanh Oai, Hà Nội) là một trong số ít di tích thờ Lạc Long Quân - Quốc tổ dân tộc Việt trên cả nước. Không chỉ có di sản vật thể gồm ngôi đền, lăng mộ Quốc tổ, mà nơi đây còn có cả hệ thống truyền thuyết, lễ hội gắn với truyền thuyết về Lạc Long Quân.

Nằm cách Hà Nội chỉ hơn 10km, bảo tàng là nơi trưng bày khoảng những bức ảnh, 25 pano bài viết và khoảng 150 hiện vật kể câu chuyện về nghề nhiếp ảnh ở Lai Xá - Làng nhiếp ảnh đầu tiên ở Hà Nội. Câu chuyện làng nghề trong bảo tàng được kể từ khi ông tổ nghề Nguyễn Đình Khánh mang nghề nhiếp ảnh về làng, truyền dạy cho các học trò cũng là người trong làng Lai Xá. Từ đó, những người này đã cùng nhau gây dựng nên cả một làng nghề làm nhiếp ảnh.

Cửa Bắc, hay còn gọi là Chính Bắc Môn, là cửa duy nhất còn sót lại của thành cổ Hà Nội thời nhà Nguyễn, được xây dựng từ năm 1805.