Nối lại tìm kiếm máy bay MH370 sau 10 năm mất tích

Ngày 3/3, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Malaysia tuyên bố sẽ nối lại chiến dịch tìm kiếm máy bay MH370 mất tích đầy bí ẩn cách đây 10 năm.

Ngày 8/3/2014, chuyến bay mang số hiệu MH370 khi đang trên hành trình di chuyển từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh đã bất ngờ biến mất khỏi hệ thống ra-đa. Ngay lập tức, các hoạt động tìm kiếm đã được triển khai rà soát đến tận đáy đại dương sâu nhất ở phía nam Ấn Độ Dương nhưng không tìm thấy dấu vết.

Người thân của các hành khách trên máy bay MH370 tại sự kiện tưởng niệm ở Malaysia hôm 3.3. Ảnh: Reuters

Trong số 3 triệu bộ phận của máy bay, chỉ có một số mảnh vỡ trôi dạt vào bờ biển phía đông châu Phi nhiều năm sau đó. Các nhà điều tra Malaysia ban đầu không loại trừ khả năng máy bay đã cố tình đi chệch hướng.

Theo Reuters, Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia - Anthony Loke cho biết đã mời công ty thám hiểm đáy biển Ocean Infinity của Mỹ để thảo luận về đề xuất tìm kiếm mới nhất của họ sau 2 nỗ lực thất bại trước đó. Ông Loke khẳng định sẽ nỗ lực để thuyết phục Nội các Malaysia ký hợp đồng với công ty Ocean Infinity nhằm nối lại hoạt động tìm kiếm.

Hoạt động tìm kiếm MH370 sẽ được tiếp tục với kỳ vọng phép màu sẽ xảy ra

"Chính phủ Malaysia cam kết tìm kiếm máy bay MH370 và việc tìm kiếm phải tiếp tục", bộ trưởng Loke tuyên bố hôm 3/3.

Malaysia đã hợp tác với Ocean Infinity vào năm 2018 để tìm kiếm ở phía nam Ấn Độ Dương, đề nghị trả tới 70 triệu USD nếu tìm thấy máy bay. Trước đó, Malaysia, Trung Quốc và Úc vào tháng 1.2017 đã kết thúc cuộc tìm kiếm kéo dài 2 năm không có kết quả, với chi phí khoảng 130,46 triệu USD.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù Bell 212 nhanh chóng trở thành 'ngựa thồ' trong ngành công nghiệp trực thăng với số lượng đơn đặt hàng lớn, nhưng theo dữ liệu thống kê của trang Aviation Safety, đã có 430 tai nạn liên quan đến dòng máy bay trực thăng này, trong đó hàng loạt vụ gây chết nhiều người.

Chiếc trực thăng chở Tổng thống và Ngoại trưởng Iran bị rơi hôm 19/5 là dòng Bell 212 của Mỹ và được sản xuất từ... năm 1968.

Hãng Airbus vừa cho ra mắt mẫu máy bay lai trực thăng hoàn toàn mới được thiết kế để tăng tốc nhanh nhất trong các tình huống khẩn cấp, giảm 20% lượng khí thải ra môi trường.

Mi-4 – trực thăng vận tải được Liên Xô tài trợ đã tháp tùng Bác Hồ trong nhiều chuyến công tác từ những năm 1959 cho đến tận khi Bác ra đi. Đây cũng là một trong những chiếc máy bay thành công nhất trong lịch sử phát triển phương tiện bay của Liên Xô thời bấy giờ.

Vận đen của Boeing có vẻ vẫn chưa kết thúc khi hãng lại gặp thêm một sự cố hàng không. Boeing liên tục gặp vấn đề với các dòng máy bay chứ không chỉ dừng lại ở dòng 737 MAX.

Mẫu siêu du thuyền mới nhất của công ty Feadship vừa được ra mắt, là chiếc tàu chạy bằng pin nhiên liệu hydro đầu tiên trên thế giới. Công nghệ này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa phương tiện hạng sang, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.