Nỗi lo sợ của ngành công nghiệp điện ảnh đến từ AI

Lo ngại việc công cụ chuyển văn bản thành video có thể khiến nhân sự ngành công nghiệp điện ảnh mất việc làm.

Sự ra đời của Sora - công cụ tạo video mới của OpenAI đã gây ra một làn sóng tranh luận về tác động của trí tuệ nhân tạo đến ngành công nghiệp giải trí, đặc biệt là ngành điện ảnh. Có những lo ngại rằng công nghệ này có thể đe dọa việc làm của những người làm việc trong ngành trong tương lai gần.

Ảnh chụp màn hình từ video do AI tạo ra về voi ma mút lông cừu. Ảnh: OpenAI

Theo một bài báo của NBC News, Sora là một mô hình chuyển văn bản thành video (text-to-video) có khả năng tạo ra các video chất lượng cao với thời lượng tối đa một phút, dựa trên mô tả được cung cấp. OpenAI cho biết Sora sẽ hiểu từng yếu tố trong câu lệnh để tạo ra video phù hợp.

Sự phát triển công nghệ này gây ra nguy cơ rằng một phần trong số những người làm việc trong ngành điện ảnh có thể mất đi cơ hội kiếm sống. Điều này có nghĩa là trí tuệ nhân tạo đang trở thành một mối đe dọa đối với ngành công nghiệp điện ảnh.

Mối lo ngại về sự mất đi tính sáng tạo của AI là vấn đề được Hollywood nhắc đến trong cuộc đình công diễn ra vào tháng 5 năm 2023. Trong đó, nhiều chuyên gia trong ngành điện ảnh đã đề xuất các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn sự "xâm chiếm" ngày càng gia tăng của trí tuệ nhân tạo vào công việc của những người làm phim. Aubry Mintz, giám đốc điều hành tạm thời của Hiệp hội Phim hoạt hình quốc tế (chi nhánh Hollywood), đã phát biểu rằng cộng đồng hoạt hình cảm thấy "khá khó chịu" với Sora.

Mintz cho biết, nếu Sora cho phép các nhân vật trong cảnh quay được tạo ra một cách tự động và không cần sự tham khảo từ con người, cũng như giảm đi sự sáng tạo trong việc xây dựng ý tưởng và cốt truyện, thì những chuyên gia trong ngành này sẽ đối mặt với nguy cơ mất việc làm.

Vì vậy, một số người trong ngành giải trí đã bắt đầu hành động. Trong cuộc phỏng vấn với The Hollywood Reporter, Tyler Perry cho biết ông đã tạm dừng kế hoạch mở rộng một khu phức hợp gồm 12 sân khấu cho studio ở Atlanta, trị giá 800 triệu USD, sau khi chứng kiến sự ra mắt của Sora.

Tỷ phú Tyler Perry đình chỉ dự án 800 triệu USD vì sự ra đời của Sora. Ảnh: The Hollywood Reporter

Họa sĩ minh họa kiêm nghệ sĩ ý tưởng phim Reid Southen không cho rằng Sora sẽ thay thế hoàn toàn những người làm phim trong tương lai. Ông lo lắng rằng công nghệ này có thể ảnh hưởng đến cơ hội việc làm, nhưng cũng nhận thấy rằng trong một nền văn hóa đủ tốt, mọi người và các công ty sẽ sẵn lòng cắt giảm chi phí nếu cần thiết.

Blake Ridder, đạo diễn, nhà văn kiêm diễn viên người Anh cho rằng Sora hiện tại có lợi thế trong việc sản xuất các thước phim cổ trang hơn là phim điện ảnh. OpenAI đã ký thỏa thuận cấp phép với Shutterstock từ năm trước để sử dụng thư viện hình ảnh, video và âm nhạc làm nguồn dữ liệu cho Sora. Còn theo quan điểm của Ridder lại cho rằng nếu không bị lạm dụng, công cụ như Sora có thể được sử dụng để nâng cao quá trình làm phim, thay vì xem nó là đầu ra cuối cùng cho một dự án.

AI phát triển nhưng không có khả năng kết thúc sự nghiệp của những người làm việc ở Hollywood. Ảnh: Futureparty.

Theo NBC News, Hollywood sớm thích nghi với những tiến bộ công nghệ từ CGI đến phần mềm hoạt hình máy tính. Với sự ra đời và dự đoán sẽ phát triển vượt bậc của Sora, ông Aubry Mintz hy vọng ngành công nghiệp điện ảnh trị giá tỷ USD cũng có thể tồn tại nhờ những đổi mới về AI.

Mintz nhấn mạnh: "Chúng không thể sao chép tư duy sáng tạo của con người hoặc đưa ra những quyết định sáng tạo mà nghệ sĩ đã làm trong nhiều thế kỷ nay. Chúng tôi là những người đứng trên vai gã khổng lồ Hollywood sẽ cố gắng hết sức để sáng tạo thứ gì đó độc đáo khiến chúng tôi tự hào".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Cành Cọ Vàng” - giải thưởng danh giá nhất của LHP Cannes năm nay đã được trao cho bộ phim Anora của đạo diễn đình đám người Mỹ Sean Baker.

Ra mắt tại LHP Cannes vào ngày 20/5, “The Apprentice” - bộ phim kể về cuộc đời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận được tràng pháo tay dài 8 phút. Tuy nhiên, nội dung phim cũng nhận về nhiều tranh cãi từ các nhà phê bình.

Điện ảnh xứ Chùa Vàng đang dần trở nên phổ biến với khán giả Việt qua nhiều bộ phim nổi tiếng ở các thể loại từ kinh dị, hài hước đến tình cảm, cổ trang.

Sau thành công vang dội từ những bộ phim trước, các nhà sản xuất đã quyết định thực hiện thêm một phần ngoại truyện về nhân vật Furiosa mang tên ‘Furiosa: Câu chuyện từ Max Điên’.

Thường lấy bối cảnh Trái đất đã bị hủy hoại hoặc thảm họa ập tới, chủ đề hậu tận thế là nguồn cảm hứng dồi dào với các đạo diễn, mang lại cho công chúng những phút giây kịch tính, hồi hộp.

Nếu là fan của thể loại phim hậu tận thế, chắn hẳn quý vị không còn xa lạ với thương hiệu phim điện ảnh Mad Max đình đám, nổi tiếng trên toàn thế giới. Cho đến nay, thương hiệu này vẫn giữ vững sức hút trong lòng khán giả, dù đã trải qua gần 5 thập kỉ.