Phát lộ dấu tích sân Đan Trì, đường Ngự đạo điện Kính Thiên

Hàng nghìn hiện vật khảo cổ được tìm thấy thông qua cuộc khai quật khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022. Trong đó, các nhà khoa học, khảo cổ học lần đầu tìm thấy những dấu tích về sân Đan Trì, đường Ngự đạo. Kết quả được công bố sáng nay, 22/11.

Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật 990m2 thuộc khu vực chính điện Kính Thiên, Hoàng Thành Thăng Long. 

Hố khai quật nằm giữa vị trí nhà Cục tác chiến và Đoan Môn, xung quanh là các vị trí đã từng được khai quật trước đó. Kết quả khai quật tiếp tục làm phát lộ dấu tích kiến trúc của các thời kỳ Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng…

Các nhà khảo cổ tìm thấy hàng nghìn hiện vật khảo cổ gồm các loại gạch, ngói, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung, đồ kim loại, đồ đá… Tiêu biểu nhất là mảnh mô hình tháp đất nung thời Trần. Các di vật là các loại vật liệu xây dựng Hoàng cung Thăng Long, đồ dùng sinh hoạt Hoàng cung thời kỳ Thăng Long và một số ít thuộc thời tiền Thăng Long.

Theo PGS.TS Tống Trung Tín - phụ trách công trường khai quật - địa tầng Thời Lê sơ và Lê trung hưng tiếp tục phát lộ dấu tích sân Đan Trì, đường Ngự Đạo. Đặc biệt, lần đầu tiên xuất lộ Ngự Đạo thời Lê sơ được lát bằng gạch vuông đỏ cỡ lớn, bên cạnh Ngự Đạo lại có thêm một lối đi phụ ở phía Đông bằng gạch lát nghiêng.

Lối đi này cũng trùng khớp vào cửa phụ phía Đông của Đoan Môn, hố thám sát ở giữa lòng nhà xuất lộ hàng gạch bó 2 lớp chạy theo chiều Đông - Tây có khả năng là hàng gạch bó nền ngăn sân Đại Triều làm 2 cấp khác nhau. PGS.TS Tống Trung Tín đưa ra giả thiết nêu trên, tuy nhiên để làm rõ vấn đề này ông cho rằng vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm.

PGS.TS Tống Trung Tín chủ trì cuộc hội thảo đầu bờ được tổ chức tại hố khai quật sáng 22/11. Ảnh: Tiền phong

Theo sử sách, vào thời Lê sơ và Lê Trung hưng có sân Đan Trì (hay sân chầu, sân Đại Triều, sân điện Kính Thiên) là nơi diễn ra các nghi lễ quốc gia quan trọng nhất của đất nước. Dấu tích sân Đan Trì thời Lê trung hưng nằm trong lớp văn hóa Lê trung hưng. Dấu vết nền sân phân bố rộng khắp hố khai quật.

Dấu tích đã bị đào phá rất mạnh tại nhiều vị trí bởi các hoạt động/công trình giai đoạn sau (thời Nguyễn, thời Pháp thuộc, thời hiện đại). Sân Đan Trì chạy theo hướng Bắc – Nam, trải dài từ thềm rồng điện Kính Thiên tới cổng Đoan Môn, được dấu vết móng đầm gia cố trục Ngự đạo phân chia thành 2 khu vực: phía Đông và phía Tây. Sân Đan Trì gồm có móng sân và mặt sân.

Cuộc khai quật này cũng làm xuất hiện móng Ngự đạo và vật liệu đá có thể được dùng để lát mặt Ngự đạo. Dấu vết Ngự đạo bị phá hủy nghiêm trọng bởi các công trình giai đoạn sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi đi vào cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước và cho dân tộc một di sản vô giá. Đó là nơi ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch, nơi gắn bó với Người trong suốt 15 năm (1954-1969), nơi đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng, nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

Chiều ngày 23/4 (15/3 Âm lịch), hơn 60 chiếc diều hội tụ tại sân miếu Châu Trần để dự hội thi thả diều làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Không chỉ thu hút người dân quanh vùng, không ít người chơi diều từ các địa phương khác và khách du lịch nước ngoài cùng tới chiêm ngưỡng.

Sáng nay (13/4), tại khu di tích chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất long trọng tổ chức Lễ khai hội và kỷ niệm 10 năm Chùa Tây Phương được đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

Đình Nội Bình Ðà ở xã Bình Minh (huyện Thanh Oai, Hà Nội) là một trong số ít di tích thờ Lạc Long Quân - Quốc tổ dân tộc Việt trên cả nước. Không chỉ có di sản vật thể gồm ngôi đền, lăng mộ Quốc tổ, mà nơi đây còn có cả hệ thống truyền thuyết, lễ hội gắn với truyền thuyết về Lạc Long Quân.

Nằm cách Hà Nội chỉ hơn 10km, bảo tàng là nơi trưng bày khoảng những bức ảnh, 25 pano bài viết và khoảng 150 hiện vật kể câu chuyện về nghề nhiếp ảnh ở Lai Xá - Làng nhiếp ảnh đầu tiên ở Hà Nội. Câu chuyện làng nghề trong bảo tàng được kể từ khi ông tổ nghề Nguyễn Đình Khánh mang nghề nhiếp ảnh về làng, truyền dạy cho các học trò cũng là người trong làng Lai Xá. Từ đó, những người này đã cùng nhau gây dựng nên cả một làng nghề làm nhiếp ảnh.

Cửa Bắc, hay còn gọi là Chính Bắc Môn, là cửa duy nhất còn sót lại của thành cổ Hà Nội thời nhà Nguyễn, được xây dựng từ năm 1805.