Quốc hội thảo luận về giải ngân vốn đầu tư công

Sáng 02/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025.

Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính quốc gia và vay, các đại biểu đều cơ bản thống nhất với các báo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội. Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra, nhiều đại biểu kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành tăng cường hơn nữa công tác giải ngân vốn đầu tư công, để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, các chỉ tiêu đề ra và có giải pháp quyết liệt, cụ thể.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Trần Thị Nhị Hà - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nêu rõ, nhằm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị dự án, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 510 ngày 19/5/2023 về công bố xuất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình bao gồm cả các công trình y tế. Tuy nhiên, nhiều địa phương hiện nay đang gặp khó khăn trong triển khai kế hoạch đầu tư công để xây dựng bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh.

Nêu quan điểm, thành phần kinh tế nhà nước cần phải là nhà đầu tư chính cho các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, đại biểu Phạm Văn Thịnh nhấn mạnh: về thời hạn thu hồi vốn đối với dự án đầu tư thông thường, chủ doanh nghiệp kinh tế tư nhân khi ra quyết định đầu tư thường chỉ tính thu hồi vốn trong khoảng 10 năm, cá biệt có thể lên đến 20 hay 25 năm; nhưng đối với nhà nước thời gian thu hồi vốn có thể lên đến 50 năm thậm chí 70 đến 100 năm. Đây là một lợi thế tuyệt đối trong đầu tư lợi ích đem lại của các dự án hạ tầng chiến lược về giao thông là lợi ích tổng hợp đa mục đích cả kinh tế - xã hội, thậm chí cả quốc phòng an ninh và chính trị.

Các nội dung góp ý của các đại biểu được cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Tiếp tục trong chiều nay, Quốc hội sẽ nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.

Ngày 31/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường và Tổ về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Một trong năm chính sách đề xuất mới đối với Đà Nẵng là thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Các nội dung về quy hoạch không gian biển quốc gia và việc thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và TP Đà Nẵng được Quốc hội đưa ra bàn thảo trong hôm nay (31/5).

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực là hai chuyên đề được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến để chọn lấy một chuyên đề sẽ giám sát tối cao trong năm 2025.