Quy định hoạt động vận tải đưa đón học sinh

Sáng 24/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu Quốc hội bày tỏ thống nhất về việc tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành hai luật nhằm điều chỉnh hai lĩnh vực quan trọng khác nhau là trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn, xã hội và xây dựng, phát triển quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý vận tải dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật.

Quan tâm đến quy định kinh doanh vận tải, nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo luật vẫn chưa đề cập rõ ràng đến loại hình kinh doanh vận tải bằng xe công nghệ, đề nghị cần quy định rõ để tạo cơ sở pháp lý cho loại hình kinh doanh này ngay trong dự thảo luật.

Đại biểu Thạch Phước Bình - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh phát biểu: “Tương ứng với các loại hình kinh doanh vận tải hành khách, dự thảo mô tả cụ thể từng hoạt động kinh doanh, đồng thời giao Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Như vậy, dự thảo luật vẫn chưa đề cập rõ ràng đến loại hình kinh doanh vận tải bằng xe công nghệ. Đây được xem là loại hình kinh doanh mang tính chất đặc thù, ngoài các loại hình kinh doanh đã được quy định như trong dự thảo luật để tạo cơ sở pháp lý ngay từ trong luật, để điều chỉnh loại hình kinh doanh này”.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến bày tỏ quan tâm đến việc kinh doanh phương tiện vận tải bằng xe ô tô đưa đón học sinh; đề nghị nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

“Việc pháp luật có quy định riêng để quản lý chặt chẽ hoạt động đưa đón học sinh đi lại giữa nơi ở và nơi học tập, hoặc tham gia các hoạt động khác của nhà trường là rất cần thiết, vì trẻ em là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, thực tiễn đã xảy ra không ít các vụ tai nạn đáng tiếc, nhất là liên quan đến việc đưa đón học sinh. Tôi cũng đánh giá cao sự cố gắng của cơ quan soạn thảo khi cùng quy định về nội dung này ở cả hai luật mà không trùng nhau, tuy vậy, các nội dung quan trọng nhất của hoạt động này đã được quy định tại Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Tôi đề nghị trong dự thảo luật đường bộ chỉ cần quy định, hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô là một trong các loại hình vận tải hành khách phải tuân thủ đầy đủ các quy định chung về vận tải hành khách”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương chia sẻ ý kiến.

Trước đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi) với 468/473 đại biểu có mặt tán thành (tương đương 94,74% tổng số đại biểu Quốc hội).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực là hai chuyên đề được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến để chọn lấy một chuyên đề sẽ giám sát tối cao trong năm 2025.

Dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, hai vấn đề được đưa ra lựa chọn để giám sát là bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, sáng 30/5 Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Trước căn bệnh “sợ trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, việc rà soát hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, không để những điểm mờ, điểm hở, điểm chồng chéo, bất cập khiến cán bộ không dám làm là nhiệm vụ bức thiết hiện nay.

Chiều 29/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ tại Ban Tuyên giáo Thành ủy.