Rà soát tiền sử tiêm chủng, tiêm bù mũi vaccine cho trẻ

Năm 2024, một điểm mới trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng là triển khai rà soát tiền sử tiêm chủng, tiêm bù mũi cho trẻ em nhập học mầm non, tiểu học.

Trong năm 2023, hoạt động này được triển khai trên quy mô nhỏ tại 12 tỉnh, thành của 4 khu vực gồm Hải Phòng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Cần Thơ, Kiên Giang, Lâm Đồng. Đây là hoạt động trong Kế hoạch kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học do liên bộ Y tế cùng Giáo dục và Đạo tạo ban hành. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam rà soát tiêm chủng, tiêm bù liều cho nhóm trẻ này trên toàn quốc.

Năm 2024, mở rộng rà soát tiền sử tiêm chủng, tiêm bù mũi vaccine cho trẻ mầm non, tiểu học.

Dự kiến năm 2024,  Chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ mở rộng phạm vi triển khai thực hiện rà soát tiền sử tiêm chủng, tiêm bù mũi cho trẻ nhập học mầm non, tiểu học tại trường học sang 30% số tỉnh thành, từ năm 2025 sẽ triển khai trên toàn quốc. Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết việc triển khai tiêm tại trường học nhằm tiêm vét, bù mũi cho các cháu bị hoãn hoặc bỏ lỡ các mũi tiêm chủng đầu đời. Điều này giúp thu hẹp khoảng trống miễn dịch, chủ động phòng dịch, tiết kiệm nguồn nhân lực so với triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung đồng loạt.

Theo các chuyên gia dịch tễ, cơ sở giáo dục là môi trường tập trung số lượng lớn trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau, nguy cơ lây truyền dịch bệnh là không nhỏ. Vì vậy, mục tiêu của Kế hoạch kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học đề ra có ít nhất 90% trẻ được xác định chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ mũi vaccine sởi, sởi-rubella, vaccine bại liệt và viêm não Nhật Bản được tiêm chủng bù liều để phòng bệnh.

Các bệnh được chú trọng tiêm bù vaccine gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm não Nhật Bản B, sởi-rubella, bại liệt. Theo thống kê của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, ước tính với từng loại vaccine trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia trung bình hàng năm có 100.000-200.000 trẻ không được tiêm chủng đủ mũi các vaccine. Đặc biệt, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến tỷ lệ tiêm chủng nhiều vaccine mức thấp trong vòng hơn 30 năm qua. Việc tích luỹ gia tăng số trẻ không có miễn dịch do chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi qua các năm là yếu tố quan trọng gây dịch nếu có sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.

Vì vậy, cần có các biện pháp can thiệp nhằm làm giảm số trẻ cảm nhiễm trước khi dịch bùng phát để chủ động phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe trẻ em, duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt và hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi, viêm gan B. Hiện nay, Bộ Y tế đang nỗ lực để đảm bảo nguồn cung vaccine tiêm chủng mở rộng, tiêm miễn phí cho trẻ nhỏ./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua thành phố ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 16 ca so với tuần trước.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh tim mạch là nguyên nhân dẫn đến 40% số ca tử vong ở châu Âu, tương đương với 10.000 ca tử vong/ngày.

"Huyết áp trên 140/90, đừng “lười” hỏi bác sĩ" - đó là thông điệp được đưa ra tại lễ phát động chương trình Tháng 5 kiểm soát huyết áp, sinh hoạt khoa học, những cập nhật quan trọng về tăng huyết áp do Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa tổ chức.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phê duyệt các vaccine ngừa sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23 từ ngày 15/5.

Bộ Y tế vừa có Công văn số 2461gửi các sở y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về hướng dẫn tiêm vaccine Covid-19.