Sẽ gỡ cảnh báo 'thẻ vàng' trong năm 2024

Chiều 22/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 32 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Phát biểu chỉ đạo, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nêu rõ: Từ năm 2017, khi nhận cảnh báo "Thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu (EC), Việt Nam đã nhận thức được những tác động tiêu cực của vấn đề này đối với phát triển ngành thủy sản lâu dài.

Từ đó đến nay, vấn đề này càng được nhận thức sâu sắc và đầy đủ từ cấp ủy Đảng đến hệ thống chính trị, các địa phương, nhận thức của ngư dân, người lao động có liên quan. Nhấn mạnh đây là vấn đề quan trọng, cấp bách, lâu dài, Thường trực Ban Bí thư đề nghị các bộ, ngành liên quan cũng như các địa phương thể hiện quyết tâm cao để gỡ bỏ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024.

Trong đó, trách nhiệm đầu tiên là các cơ quan, tổ chức, các địa phương có liên quan, các đội tàu cá, hợp tác xã, ngư dân, người lao động, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thường xuyên báo cáo Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Bí thư về những địa phương, đơn vị làm tốt, địa phương chưa làm tốt để làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đó. Về lâu dài, cần quan tâm, cấu trúc lại nghề cá theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững; quan tâm tạo sinh kế phù hợp, nâng cao đời sống ngư dân, người lao động có liên quan; đồng thời phải có chính sách bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản lâu dài. Trên cơ sở đó, nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín của Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, hai vấn đề được đưa ra lựa chọn để giám sát là bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, sáng 30/5 Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Trước căn bệnh “sợ trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, việc rà soát hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, không để những điểm mờ, điểm hở, điểm chồng chéo, bất cập khiến cán bộ không dám làm là nhiệm vụ bức thiết hiện nay.

Chiều 29/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ tại Ban Tuyên giáo Thành ủy.

Một số Đại biểu Quốc hội đánh giá công tác xây dựng, ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 còn chậm, chưa bảo đảm thời gian quy định.

Một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên thảo luận ngày 29/5 là chính sách thuế hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng của người dân.