Sở Y tế HN hỗ trợ chuyên môn cho BV Thu Cúc

Ngày 12-4, Bộ Y tế đã có Công văn hoả tốc số 1916/BYT-BMTE về sự cố y khoa tử vong thai nhi Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc gửi Sở Y tế Hà Nội; Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc.

Theo đó, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã nhận được báo cáo nhanh số 84/BC-SYT của Sở Y tế Hà Nội và báo cáo kết quả họp hội đồng chuyên môn số 38/BVTC-KHTH của Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc D khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024.

Theo nội dung báo cáo của các đơn vị, Bộ Y tế đã có thông tin sơ bộ về quá trình tiếp nhận và khám thai, tư vấn, hẹn khám lại đối với bệnh nhân Trần Ngọc D.

Đối với Sở Y tế Hà Nội, với chức năng là cơ quan quản lý Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc trên địa bàn thành phố, Bộ Y tế đề nghị cơ quan này chỉ đạo, phối hợp với bệnh viện và các cơ quan chức năng để giải quyết các công việc phát sinh (nếu có) nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân trên địa bàn cũng như hoạt động của bệnh viện và ngành Y tế.

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc cơ sở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - nơi người nhà tố bệnh viện tắc trách khiến thai nhi tử vong trong bụng mẹ - Ảnh: Website bệnh viện

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế Hà Nội hỗ trợ chuyên môn cho bệnh viện trong quá trình giải quyết sự cố y khoa này theo quy định hiện hành. Trong trường hợp cần thiết thành lập Hội đồng chuyên môn, có thể mời các chuyên gia của Bệnh viện Phụ Sản trung ương, để có thêm thông tin về quá trình khám bệnh, chữa bệnh của bệnh nhân Trần Ngọc D, sau khi chuyển tuyến từ Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc sang Bệnh viện Phụ Sản trung ương ngày 27-3.

Đối với Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và các nội dung yêu cầu tại Văn bản số 1817/BYT-BMTE ngày 9-4-2024 của Bộ Y tế. Thông báo kết luận của Hội đồng chuyên môn tới gia đình sản phụ và các cơ quan truyền thông đại chúng bảo đảm khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền lợi của người bệnh cũng như hoạt động của bệnh viện và ngành Y tế.

Trước đó, chiều 9-4, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh và báo cáo về trường hợp thai nhi tử vong tại bệnh viện.

Theo đó, Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh: thai phụ thăm khám tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc. Khi siêu âm bác sĩ phát hiện tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi, sản phụ nước ối cạn. Cũng đã cận ngày sinh, gia đình lo lắng và đề nghị phía bệnh viện mổ lấy thai. Tuy nhiên, phía bệnh viện thông báo không có vấn đề và có thể đẻ thường. Thế nhưng sau đó, gia đình được biết thai nhi đã tử vong.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.

10 người phải nhập viện và trong đó có một trường hợp tử vong cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi ăn món tiết canh dê của bữa cỗ cưới tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.