Sức mạnh nhân dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới đã khẳng định chiến dịch Điện Biên Phủ là minh chứng hiệu quả của chiến tranh nhân dân, Việt Nam đã giành thắng lợi nhờ huy động toàn dân tham gia kháng chiến.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Chân lý đó được thể hiện sinh động trong Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

Sức mạnh nhân dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trận quyết chiến Điện Biên Phủ diễn ra ở địa hình rừng núi hiểm trở, xa hậu phương, mạng lưới giao thông chiến lược hầu như chưa có. Vì vậy, để bảo đảm một khối lượng lớn vật chất hậu cần, kỹ thuật cho một chiến dịch lớn chưa từng có và diễn ra dài ngày, đòi hỏi phải phát huy cao độ bản lĩnh và trí tuệ của cả dân tộc.

Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáo quyết định chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc, tức là cuộc chiến Điện Biên Phủ sẽ kéo dài, lúc này, ngoài vấn đề về hạ tầng, vũ khí, thì lương thực phục vụ chiến dịch là vấn đề khó khăn nhất, đặc biệt, trong bối cảnh hầu hết các địa phương đều đang thiếu lương thực do chiến tranh kéo dài. Nhưng với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, nhân dân ta đã tạo ra kỳ tích bất ngờ.

Nhà sử học người Pháp Alain Ruscio nhận định Điện Biên Phủ là một khoảnh khắc quan trọng của lịch sử nhân dân Việt Nam. Bắt đầu từ sự đơn độc, bởi ngay từ đầu, những người lính của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bị cô lập, sau đó diễn biến cuộc chiến đã thay đổi với khái niệm “chiến tranh nhân dân”. Đây không còn là một cuộc chiến với những binh sĩ chuyên nghiệp mà có sự đồng lòng, hy sinh và quyết tâm của cả một dân tộc.

Gần 70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn là nguồn cổ vũ lớn lao cho nhân dân ta và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ đến nay vẫn khiến nhiều bạn bè và các học giả quốc tế ngưỡng mộ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Những thành công và kinh nghiệm phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân” trong chiến dịch có giá trị lịch sử và thời đại hết sức to lớn. Vận dụng đúng đắn và sáng tạo những bài học đó là cơ sở huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, vừa là sự kế thừa những kinh nghiệm quý báu, vừa là đòi hỏi khách quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh, trong dự thảo Luật đường bộ cũng đã bổ sung thêm các quy định về yêu cầu kinh doanh xe đưa đón học sinh, liên quan đến vụ việc trẻ tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh tại tỉnh Thái Bình.

Quy định bổ sung giấy tờ được áp dụng đối với trường hợp ô tô đăng kiểm định kỳ, có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo phương tiện.

Ttình trạng khai thác cát quá mức, thiếu kiểm soát đã khiến không ít khúc sông chảy qua Hà Nội bị biến dạng, đất canh tác ở bãi bồi ven sông bị cuốn trôi, nhà cửa bị sụt lún.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn Thành phố. Nhưng hiện nay, việc mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn.

Những phiên chợ và chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại nông sản chính là cơ hội để tăng cường kết nối, đưa nông sản vùng miền tới gần hơn với người dân Thủ đô.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) kiến nghị áp giá sàn xuất khẩu gạo vì hai hợp đồng trúng thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia với giá bình quân thấp hơn chỉ khoảng 15 USD/tấn so với giá thị trường gần 580 USD/tấn là vô lý.