Tác động của ngành thời trang tới môi trường

Theo báo cáo của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) về tác động của ngành thời trang tới môi trường, việc sản xuất các sợi tổng hợp như polyester, nylon và acrylic là một quy trình tiêu tốn nhiều năng lượng, đòi hỏi một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và giải phóng khí CO2. Hơn nữa, những loại vải này phân hủy thành vi nhựa gây ô nhiễm đại dương và gây ra mối đe dọa đối với sinh vật biển.

Một cuộc điều tra về rác thải của ngành công nghiệp thời trang cho thấy, các nước châu Âu đã bán hàng triệu tấn quần áo, trang phục cũ làm từ sợi nhựa tổng hợp sang các nước châu Phi và châu Á. Nhiều nước đã trở thành nơi tập kết rác thải bất hợp pháp của ngành công nghiệp thời trang dùng 1 lần và nay đối mặt những hậu quả không thể khắc phục vì ô nhiễm môi trường. 

Vào năm 2000, Liên minh châu Âu (EU) đã xuất khẩu hơn 550.000 tấn hàng dệt may cũ, và đến năm 2019 con số này đã tăng lên 1,7 triệu tấn. Phần lớn trong số đó được xuất khẩu sang châu Á và châu Phi và tỷ lệ quần áo được tái sử dụng hay tái chế rất thấp và thường đều trở thành rác thải đem đi chôn lấp. Báo cáo của EEA nhấn mạnh, mặc dù người sử dụng ở EU “tặng” quần áo đã qua sử dụng của họ, với mục đích số quần áo đó sẽ đến tay những người có nhu cầu tái sử dụng, nhưng báo cáo của EEA cho rằng, điều này không phản ánh trên thực tế. 

Châu Phi hiện là điểm đến lớn nhất của rác thải thời trang và hàng dệt may cũ của châu Âu, chiếm 46% lượng xuất khẩu của “lục địa già”. Chỉ một phần trong số đó được đem bán lại ở các chợ đồ cũ, nhưng phần lớn là bỏ đi hoặc không sử dụng được. Châu Á chiếm 41% hàng dệt may đã qua sử dụng của EU. Hàng dệt may cũ bán sang châu Á có thể được xử lý và tái sử dụng nhưng chiếm số lượng rất nhỏ, phần lớn được tái xuất khẩu sang châu Phi và cũng trở thành rác thải.

Theo báo cáo của Cơ quan môi trường châu Âu EEA, hàng xuất khẩu dệt may đã qua sử dụng về nguyên tắc có thể được tái sử dụng ở các nước tiếp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng thường không thể tái sử dụng hay tái chế, xử lý và được đem tới các bãi chôn lấp hoặc bãi rác. Theo đó, hiện chưa có thống kê về tỷ lệ tái sử dụng thực tế ở các nước tiếp nhận và khả năng xử lý hàng dệt may đã qua sử dụng, nhưng hoạt động xuất khẩu rác này được cho là không bền vững.

Năm 2019, năm nước châu Phi là Kenya, Uganda, Tanzania, Rwanda và Burundi đã lên kế hoạch loại bỏ dần việc nhập khẩu hàng dệt may đã qua sử dụng từ các quốc gia công nghiệp phát triển, nhưng chỉ Rwanda thực hiện kế hoạch này. Kết quả cuộc điều tra do Tổ chức Thay đổi thị trường (CMF) và dự án Clean up Kenya thực hiện cho thấy, dù lệnh cấm xuất khẩu rác thải nhựa khó tái chế từ EU sang các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) có hiệu lực từ tháng 1/2021, nhưng hơn 30% số quần áo cũ xuất khẩu từ EU sang Kenya vẫn có chứa nhựa và hầu hết trở thành rác thải. 

Các chuyên gia cho biết vấn đề lãng phí quần áo đã trở nên trầm trọng hơn do sự bùng nổ thời trang nhanh ở các quốc gia giàu có, nơi mà các sản phẩm có thể chỉ được mặc một vài lần trước khi bị bỏ đi. 

Kết luận, nghiên cứu của Wildlight và Clean Up Kenya kêu gọi các nhà sản xuất thúc đẩy sử dụng vật liệu không độc hại và bền vững trong quy trình dệt may, đồng thời thiết lập và mở rộng các tiêu chuẩn trách nhiệm đối với nhà sản xuất trên khắp thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc Thủ tướng Anh Rishi Sunak quyết định tổ chức tổng tuyển cử sớm đã khiến cả xứ sở sương mù bất ngờ, bởi các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy Đảng Bảo thủ cầm quyền nhiều khả năng chịu thất bại nặng nề trước Công đảng đối lập.

Thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, được coi là vựa vải lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất thế giới, với sản lượng vải đạt 620.000 tấn năm 2023, chiếm 1/5 sản lượng thế giới.

Nhiều phát minh và sáng kiến thú vị đã được ứng dụng giúp con người có cuộc sống lành mạnh hơn, cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá có ý nghĩa vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên tiến lên phía trước.

Sự phát triển nhanh chóng trên mọi phương diện của cuộc sống con người đang gây ra những tác động tiêu cực đến hành tinh Trái đất. Vì vậy, ngày càng nhiều người hướng tới những lối sống xanh, sử dụng sản phẩm và công nghệ xanh để bảo vệ môi trường.

Các “gã khổng lồ” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Apple… đua nhau ra mắt các tính năng và công cụ mới tích hợp AI, đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo ở nhiều quốc gia.