Thành lập Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực

(HanoiTV) - Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực có nhiệm vụ tư vấn giúp Thủ tướng những vấn đề liên quan đến đổi mới giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hay việc triển khai các luật về giáo dục, khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ giáo dục quốc gia, các đề án lớn hay chiến lược phát triển giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

Đại biểu dự Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026.

Sáng 13/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn, các Thứ trưởng Bộ GDĐT: Phạm Ngọc Thưởng, Nguyễn Hữu Độ, Ngô Thị Minh; các Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026 và nhiều chuyên gia giáo dục.

Tại Phiên họp, ông Chu Đức Nhuận, Vụ trưởng Vụ Khoa giáo - Văn xã, Văn phòng Chính phủ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng là Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Phó Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

27 Ủy viên gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng một số trường đại học, phổ thông...

Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực có nhiệm vụ tư vấn giúp Thủ tướng những vấn đề liên quan đến đổi mới giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hay việc triển khai các luật về giáo dục, khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ giáo dục quốc gia, các đề án lớn hay chiến lược phát triển giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

Hội đồng này cũng sẽ nghiên cứu, tư vấn Chính phủ, Thủ tướng trong việc đưa ra quyết định các chính sách, biện pháp quan trọng về giáo dục; góp ý kiến xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách, đề án quan trọng và những vấn đề chuyên môn khác do Thủ tướng yêu cầu.

Bộ GDĐT là cơ quan thường trực của hội đồng. Văn phòng - cơ quan giúp việc cho hội đồng - đặt tại Bộ GDĐT, có biên chế công chức thuộc Bộ, làm việc theo chế độ chuyên trách, kiêm nhiệm hoặc biệt phái.

Chuyên đề được thảo luận trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực là về công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục phổ thông. Thay mặt cơ quan thường trực Hội đồng, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ đã trình bày báo cáo nêu rõ thực trạng về kiểm tra, đánh giá; giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá và một số nội dung xin ý kiến Hội đồng.

Về chương trình làm việc của Hội đồng nhiệm kỳ 2022-2026, Bộ GDĐT - cơ quan thường trực của Hội đồng, đã đưa ra 12 nhóm vấn đề lớn, gồm: Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, phương pháp dạy và học; quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo; đổi mới quản lý giáo dục và quản trị nhà trường; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường hội nhập quốc tế; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục; xây dựng xã hội học tập và văn hoá khởi nghiệp; hoàn thiện cơ chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026 nêu rõ: Một trong những nhiệm vụ của Hội đồng là giúp chuẩn bị tổng kết tổng kết Nghị quyết 29-NQ/TW khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Phó Thủ tướng đề nghị mỗi phiên họp của Hội đồng bàn sâu về từng chuyên đề, trong đó cần phát huy hiệu quả, thực chất vai trò của các chuyên gia, nhà khoa học về giáo dục thông qua các tiểu ban chuyên môn, bao gồm cả các thành viên Hội đồng nhiệm kỳ mới và nhiệm kỳ cũ. Hội đồng có trách nhiệm kết nối các hội chuyên ngành, cơ quan chuyên môn để thống nhất những định hướng lớn trong giáo dục.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đồng hành cùng học sinh Thủ đô trong kỳ thì tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay, chương trình Tiếp sức mùa thi chú trọng hơn tới việc truyền kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm với những “gia sư” và “người truyền cảm hứng” thế hệ Gen Z.

Các đơn vị không tiếp nhận học sinh trái tuyến khi nhà trường đã đủ chỉ tiêu được giao; các nhà trường không được tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1 và khảo sát học sinh đầu năm học.

Dù mới bước vào những ngày nghỉ hè đầu tiên, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhan nhản các quảng cáo khóa học kỹ năng. Nhiều phụ huynh vì mong muốn con được tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng sống đã sập bẫy lừa đảo.

Bằng việc làm thay, nhiều bậc cha mẹ đã vô tình lấy mất đi của con trẻ rất nhiều cơ hội để trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ và hình thành tính trách nhiệm trong nhân cách của mình.

Gần đây, Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Việc trang bị kiến thức kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho em các em nhỏ hay người dân đều được xem là giải pháp hữu ích giúp mỗi người bình tĩnh xử lý tình huống khi gặp phải sự cố.

Không phân biệt môn chính, môn phụ mà đều được đánh giá công bằng như nhau, cùng với đó là không còn hiện tượng học sinh đạt xuất sắc một môn học, vì thế việc khen thưởng theo Thông tư 27 được triển khai sau 4 năm đang mang lại tín hiệu tích cực trong đánh giá cuối năm.