Thanh niên ASEAN chính là tương lai của ASEAN

Ngày 22/4/2024, Đối thoại giữa Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN đã được tổ chức với chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động mở màn, nằm trong khuôn khổ “Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024” sẽ diễn ra vào ngày mai 23/4/2024.

Tại buổi đối thoại, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định dưới sự chủ trì của Indonesia, Tuyên bố của các Nhà lãnh đạo ASEAN về Xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua nêu rõ "vai trò không thể thiếu của thanh niên ASEAN trong các nỗ lực xây dựng Cộng đồng, cần được bảo tồn và phản ánh trong Tầm nhìn 2025 của Cộng đồng ASEAN".

Buổi đối thoại đã phản ánh tiếng nói, khát vọng và ý tưởng của thanh niên cần được lắng nghe, công nhận và tích hợp vào các quy trình ra quyết định của các nhà lãnh đạo ASEAN.

Tổng thư ký ASEAN tin tưởng các ý tưởng, hiểu biết và góc nhìn của các bạn trẻ có giá trị to lớn cho sự phát triển hơn nữa của khu vực ASEAN. Sự cống hiến không ngừng nghỉ của thanh niên ASEAN mở ra con đường hướng tới một Cộng đồng ASEAN sẵn sàng cho tương lai.

Sự cống hiến không ngừng nghỉ của thanh niên ASEAN mở ra con đường hướng tới một Cộng đồng ASEAN sẵn sàng cho tương lai.

Buổi đối thoại đã phản ánh tiếng nói, khát vọng và ý tưởng của thanh niên cần được lắng nghe, công nhận và tích hợp vào các quy trình ra quyết định của các nhà lãnh đạo ASEAN. Thông qua đó, đảm bảo rằng các chính sách, chiến lược và các sáng kiến của khu vực bao hàm, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của thanh niên.

Đồng thời, thanh niên ASEAN có thể thể hiện vai trò của mình bằng việc tham gia vào các hoạt động xã hội, đóng góp ý kiến và giải pháp xây dựng cho tương lai ASEAN thông qua các diễn đàn đối thoại, chương trình giao lưu cả bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến do quốc gia sở tại và Ban Thư ký ASEAN tổ chức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với kết quả 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm sau khi được Quốc hội bầu đã làm lễ tuyên thệ trước Quốc hội.

Sáng ngày 22/5, với kết quả 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,92% tổng số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm sau khi được Quốc hội bầu đã làm Lễ Tuyên thệ trước Quốc hội.

Sáng nay, 22/5, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước. Trước đó, tại kỳ họp thứ 9, Ban Chấp hành TW Đảng khoá XIII đã nhất trí rất cao giới thiệu đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Một số đại biểu Quốc hội đề xuất cần bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản, cụ thể là gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình hành nghề.

Sáng 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, cho ý kiến về dự thảo Luật Đường bộ, các đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung một số quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật đối với đường cao tốc, đề nghị cân nhắc bổ sung phí giao thông nội đô áp dụng với ô tô cá nhân vào một số khu vực đô thị trong khung thời gian nhất định.

Theo dự thảo Luật Đường bộ, thanh tra đường bộ sẽ không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường.