Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp

Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, đồng thời, góp phần tăng thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn về mặt bằng sản xuất, cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền.

Với đặc thù là doanh nghiệp chuyên gia công cơ khí và cắt laser, Công Ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam cần diện tích mặt bằng rộng để đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, với không gian sản xuất chật hẹp, thời gian thuê thầu ngắn hạn đang khiến doanh nghiệp không yên tâm đầu tư trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại và cũng khó mở rộng quy mô sản xuất:

Anh Lê Hiền Chính - Công Ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam cho biết: "Công ty nhận được nhiều sự quan tâm của đối tác nước ngoài như Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng khi họ về thăm xưởng thì họ rất băn khoăn về vấn đề cơ sở hạ tầng và diện tích chật hẹp".

Hoạt động sản xuất tại Công Ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam

Vấn đề thiếu mặt bằng sản xuất đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề phải tận dụng không gian sinh hoạt của gia đình làm nơi sản xuất, giới thiệu sản phẩm…Đây chính là rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhìn chung, các đơn vị đều mong muốn có được mặt bằng sản xuất rộng, vừa đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường.

Ông Dương Đình Khôi - Giám đốc Công Ty TNHH Sản xuất thương mại và Xuất nhập khẩu Dương Kiên chia sẻ: "Trong lành nghề của chúng tôi có một cụm công nghiệp thế nhưng trải qua rất nhiều năm vẫn chưa thể thành công. Hy vọng thông qua truyền thông có thể gửi đến các cấp lãnh đạo có thể đẩy nhanh quá trình hoàn thiện cụm công nghiệp làng nghề để chúng tôi có những điểm sản xuất rộng hơn, thoải mái hơn và đảm bảo số lượng nguồn hàng nhiều hơn".

Hoạt động sản xuất làng nghề làm miến dong

Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội: "Ngoài 75 cụm công nghiệp đã và đang hoạt động, thành phố cũng đã phê duyệt 43 cụm công nghiệp mới đang trong quá trình triển khai thực hiện, trong đó đã khởi động được 19 cụm công nghiệp để tiến hành bỏ phiếu đầu tư. Đến hiện nay, trên gần 4.000 doanh nhiệp đã vào các cụm công nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh".

Theo Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2030, thành phố sẽ có 159 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 3.200ha. Bên cạnh những cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động hiệu quả, thành phố đang đẩy nhanh tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ khởi công những cụm công nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, mục tiêu hoàn thiện mạng lưới 159 cụm công nghiệp vào năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng còn nhiều “nút thắt” cần nhanh chóng được tháo gỡ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch Vũ Đình Độ cùng ba thành viên khác trong Hội đồng quản trị DNP Holding, một doanh nghiệp lớn vốn hơn 5.000 tỉ đồng trong ngành nước sạch, đồ gia dụng và vật liệu xây dựng, đều nộp đơn từ nhiệm.

Dù Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu, bán ngoại tệ, tỷ giá vẫn tiếp đà tăng mạnh là áp lực lớn với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có khoản nợ gốc ngoại tệ lớn.

Hướng đến việc nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng, 3 đơn vị lớn trong lĩnh vực dinh dưỡng và y tế là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Hệ thống trung tâm tiêm chủng vaccine Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ký hợp tác chiến lược.

“Gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ NVIDIA vừa báo cáo doanh thu kỷ lục trong quý I đạt 26 tỷ USD, tăng 262% so với cùng kỳ năm 2023, thu nhập ròng của hãng tăng 628% lên 14,9 tỉ USD.

Tập đoàn TH vừa khởi công dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa với tổng vốn đầu tư 19 tỷ rub, tương đương hơn 5.200 tỷ đồng tại làng Nikolo-Mikhailovka, quận Yakovlevsky, lãnh thổ Primorsky Krai, Liên bang Nga.

Chính phủ Nga vừa yêu cầu Gazprom, "đại gia" khí đốt từng có doanh thu lớn nhất của Nga, không trả cổ tức sau khoản lỗ kỷ lục và giá cổ phiếu lao dốc.