Thay đổi thói quen đi làm bằng tàu điện trên cao

Lượng khách đi trải nghiệm tàu Cát Linh - Hà Đông nay đã giảm, thay vào đó là người đi học, đi làm có nhu cầu thực sự, thường xuyên, với 70% tổng lượng hành khách mỗi ngày.

Từ khi tuyến tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông và ngược lại đi vào hoạt động, đã phục vụ khoảng 35.000 đến 36.000 lượt hành khách một ngày.
Hành khách tránh được tắc đường, ô nhiễm khói bụi, khi sử dụng tàu điện trên cao.
Đi song hành cùng nhiều hành khách là chiếc xe đạp gấp để tiếp tục hành trình đến nơi làm việc.
Ngày càng nhiều người đi làm, đi học bằng tàu điện trên cao mỗi ngày - sự lựa chọn với họ là tối ưu giữa một đô thị luôn đông đúc và chật cứng xe cộ.
Một sự thay đổi tích cực trong thói quen đi lại của nhiều người dân Hà Nội là sử dụng phương tiện giao thông công cộng an toàn, thuận tiện và văn minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những gánh hàng nặng trĩu mang đủ thức quà từ lâu đã trở thành một phần tất yếu của nhịp sống thủ đô, len lỏi vào từng ngóc ngách và hòa chung hơi thở của phố thị.

Chụp ảnh chân dung trên phố cổ không chỉ là sở thích được đắm mình trong sự sáng tạo và khám phá nghệ thuật nhiếp ảnh, mà còn là cơ hội để những người trẻ có thêm trải nghiệm quý giá về môi trường sống, về văn hóa Hà Nội.

Người Hà Nội thưởng thức chè cả bốn mùa. Chè sen, chè đỗ xanh, chè đỗ đen giải nhiệt những trưa hè oi bức; xôi chè, chè trôi tàu nóng hổi ngon tuyệt cho một chiều đông lạnh.

Ở Hà thành có những nghề tưởng như không bao giờ tồn tại như nghề sửa đồ gỗ dạo, nhưng nhiều người vẫn dựa vào đó để kiếm sống hàng ngày.

Làm việc vào ban đêm dần trở thành thói quen của nhiều người, nhất là giới trẻ. Nếu như làm việc vào buổi sáng mang đến nguồn năng lượng tràn đầy thì khi đêm về lại là thời điểm mở ra một thế giới đầy sáng tạo cho những ý tưởng của giới trẻ ngày nay.

Không chỉ là địa điểm ưa thích của những tín đồ đam mê sách cũ, Nhà sách Mão còn là nơi lưu giữ kỉ niệm của người Hà Thành qua bao thế hệ.