Thế khó của Iran trong phản ứng đáp trả Israel

Iran đã phát tín hiệu với Washington rằng nước này sẽ đáp trả cuộc tấn công của Israel vào đại sứ quán Iran tại Syria theo cách nhằm tránh leo thang lớn và sẽ không hành động vội vàng trong bối cảnh Tehran đang thúc ép Tel Aviv thực hiên các yêu cầu, bao gồm cả lệnh ngừng bắn ở Gaza. Thông điệp ngoại giao này cho thấy cách tiếp cận thận trọng của Iran.

Tòa nhà lãnh sự Iran ở Syria bị phá hủy sau một cuộc không kích nghi của Israel hôm ¼ (Ảnh: Reuters).

Cách tiếp cận thận trọng

Các nguồn tin Iran cho biết, thông điệp gửi tới Washington đã được Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amirabdollahian chuyển đi trong chuyến thăm diễn ra hôm 7/4 tới Oman, quốc gia thường đóng vai trò trung gian giữa Tehran và Washington.

Người phát ngôn Nhà Trắng từ chối bình luận về bất kỳ thông điệp nào từ Iran nhưng cho biết Mỹ đã liên lạc với Iran để thông báo rằng họ không liên quan đến cuộc tấn công vào đại sứ quán.

Bộ Ngoại giao Iran chưa đưa ra bình luận ngay lập tức. Chính phủ Oman cũng không trả lời ngay lập tức các câu hỏi được gửi qua email về thông tin này trong kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo.

Một nguồn tin quen thuộc với tình báo Mỹ không biết về thông điệp được truyền qua Oman nhưng cho biết Iran đã “rất rõ ràng” rằng phản ứng của họ đối với cuộc tấn công vào khu đại sứ quán ở Damascus sẽ “có kiểm soát”, “không leo thang” và có kế hoạch “sử dụng lực lượng ủy nhiệm trong khu vực để tiến hành một số cuộc tấn công vào Israel.”

Thông điệp ngoại giao chỉ ra cách tiếp cận thận trọng của Iran khi nước này cân nhắc cách đáp trả vụ tấn công ngày 1 tháng 4 theo cách ngăn chặn Israel tiếp tục các hành động như vậy, nhưng cũng tránh leo thang quân sự có thể khiến Mỹ khó chịu.

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 10/4 tuyên bố rằng Israel “phải bị trừng phạt”, nói rằng hành động này tương đương với một cuộc tấn công vào đất Iran. Israel chưa xác nhận họ chịu trách nhiệm về vụ tấn công nhưng Lầu Năm Góc đã xác nhận điều đó.

Vụ tấn công khiến một vị tướng hàng đầu của Iran thiệt mạng, đánh dấu sự leo thang bạo lực trên khắp khu vực kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu vào tháng 10 năm ngoái. Từ đó đến nay, Tehran đã cẩn thận tránh bất kỳ vai trò trực tiếp nào trong cuộc xung đột, trong khi ủng hộ các lực lượng uỷ nhiệm tiến hành các cuộc tấn công từ Iraq, Yemen và Liban.

Lực lượng dân quân Hồi giáo Shiite do Iran hậu thuẫn đã không tấn công quân đội Mỹ ở Syria và Iraq kể từ đầu tháng 2. Một trong những nguồn tin của Iran không loại trừ khả năng các thành viên của Trục kháng chiến do Iran hậu thuẫn có thể tấn công Israel bất cứ lúc nào.

Các nguồn tin cho biết, trong các cuộc gặp ở Oman, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Amirabdollahian đã báo hiệu sự sẵn sàng giảm leo thang của Tehran với điều kiện các yêu cầu được đáp ứng, bao gồm cả lệnh ngừng bắn vĩnh viễn ở Gaza - điều mà Israel đã loại trừ khi nước này tìm cách tiêu diệt lực lượng Hamas của Palestine.

Các nguồn tin cho biết Iran cũng đang tìm cách khôi phục các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Các cuộc đàm phán đã bị đình trệ trong gần hai năm qua, khi cả hai bên đều cáo buộc nhau đưa ra những yêu cầu vô lý.

Và Tehran cũng tìm kiếm sự đảm bảo rằng Mỹ sẽ không can dự trong trường hợp Iran “tấn công có kiểm soát” vào Israel - một yêu cầu mà Mỹ đã từ chối trong phản ứng được gửi qua Oman, các nguồn tin cho biết.

Theo một nguồn tin quen thuộc với tình báo Mỹ, các cuộc tấn công trả đũa của Iran sẽ không khiến quan hệ với Mỹ leo thang “vì họ không muốn Mỹ can dự”, đồng thời Iran sẽ không chỉ đạo các lực lượng uỷ nhiệm ở Syria và Iraq tấn công lực lượng Mỹ tại những quốc gia này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 10/4 cho biết Iran đang đe dọa tiến hành một “cuộc tấn công đáng kể vào Israel” và ông đã khẳng định Thủ tướng Israel Netanyahu rằng “cam kết của chúng tôi đối với an ninh của Israel trước những mối đe dọa này từ Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ là vững chắc”.

Về phần mình, Israel tuyên bố sẽ đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào từ Iran.

“Nếu Iran tấn công từ lãnh thổ của mình, Israel sẽ đáp trả và tấn công vào Iran”, Bộ trưởng Ngoại giao Israel Israel Katz cho biết trong một bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X bằng tiếng Farsi và tiếng Do Thái hôm 10/4.

Thế khó của Iran

Các chuyên gia về ngoại giao Iran cho biết những yêu cầu cứng rắn như vậy từ Tehran là điển hình cho cách tiếp cận cứng rắn mà nước này áp dụng trong các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, các mối liên hệ vẫn chỉ ra sự quan tâm của nước này trong việc tránh làm xung đột leo thang.

Nhà phân tích Gregory Brew của nhóm Eurasia cho rằng Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei “bị mắc kẹt trong một câu hỏi hóc búa về chiến lược”.

Ông nói: “Iran phải đáp trả để khôi phục khả năng răn đe và duy trì uy tín với các đồng minh trong Mặt trận Kháng chiến của mình. Nhưng mặt khác, trả đũa để khôi phục khả năng răn đe có thể sẽ dẫn tới phản ứng thậm chí còn lớn hơn và mang tính hủy diệt hơn của Israel, có thể với sự hỗ trợ của Mỹ”.

Các nguồn tin của Iran cho biết Mỹ đã yêu cầu Iran kiềm chế và tạo không gian cho ngoại giao, đồng thời cảnh báo Tehran rằng trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công trực tiếp, họ sẽ đứng về phía Israel.

Các nguồn tin Iran cho biết Iran tin rằng Thủ tướng Netanyahu muốn lôi kéo Tehran vào một cuộc chiến, do đó, hành động trả đũa của nước này có thể mang tính kiềm chế, tránh tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Israel và có thể thu hút các đồng minh của Tehran.

Đặc phái viên Mỹ tại Trung Đông đã gọi điện cho các bộ trưởng ngoại giao của Saudi Arabia, UAE, Qatar và Iraq để yêu cầu họ gửi thông điệp tới Iran kêu gọi nước này giảm bớt căng thẳng với Israel, một nguồn tin am hiểu về Iran cho biết.

Theo một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, Mỹ có thể đồng ý nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân nếu điều đó có thể ngăn chặn xung đột.

“Nếu chúng ta đang nói về các cuộc đàm phán chứ không phải về việc đạt được một thỏa thuận, thì có vẻ sẽ rất đáng giá nếu kết quả đạt được là giảm thiểu rủi ro leo thang trong khu vực mà Mỹ sẽ bị lôi kéo vào đó”, một nguồn tin nói với điều kiện giấu tên.

Ông Ali Vaez thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế cho biết vấn đề nan giải của Iran là “tìm cách trả đũa theo cách giữ thể diện mà không mất bình tĩnh.”

“Israel khó đoán hơn nhiều so với Mỹ. Lãnh tụ tối cao Iran rõ ràng lo ngại rằng thay vì mang lại hiệu quả răn đe mà ông ấy hy vọng đạt được, một cuộc tấn công vào Israel có thể chỉ gây ra một sự leo thang mà lẽ ra ông ấy đã hy vọng tránh được”, ông Ali Vaez nói.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nam Phi, một quốc gia vốn nổi tiếng với tình trạng thiếu điện kéo dài hàng giờ, hiện đang tiếp tục đối mặt với tình trạng nghiêm trọng không kém, đó là nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt.

Ngày 9/5, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, Nga sẽ tiến hành lễ diễu binh kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (9/5/1945–9/5/2024).

TikTok và công ty mẹ ByteDance của Trung Quốc đã đâm đơn kiện Chính phủ Mỹ về đạo luật mới, buộc ByteDance phải thoái vốn khỏi nền tảng chia sẻ video ngắn, nếu không sẽ bị cấm hoạt động tại nước này.

Nga cho biết xung đột ở Ukraine có thể sẽ kết thúc chỉ sau hai tuần, nếu phương Tây ngừng cung cấp hỗ trợ quân sự cho Kiev.

Một đoạn video vừa ghi lại cảnh một chiếc xe tăng do Mỹ cung cấp cho Ukraine bị phá hủy đã xuất hiện trên mạng xã hội Nga.

Cơ quan y tế ở Gaza cho biết, trong 24 giờ qua, các cuộc tấn công của quân đội Israel tại dải Gaza đã khiến 54 người thiệt mạng và làm 96 người khác bị thương, nâng tổng số người Palestine thiệt mạng tại dải Gaza lên 34.789 người kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 10 năm ngoái.