Thị trường bất động sản hướng tới yếu tố xanh

Vài năm trở lại đây, bất động sản xanh đang trở thành xu thế với các loại hình như: đô thị xanh, khu nghỉ dưỡng xanh, khu đô thị sinh thái, thành phố xanh...

Với mong muốn được sống trong một không gian trong lành, gia đình chị Lê Ngọc Thuý (Long Biên, Hà Nội) đã quyết định chọn mua nhà tại một khu đô thị với mật độ cây xanh lớn.

Gia đình chị Thuý quyết định chọn mua nhà tại một khu đô thị với mật độ cây xanh cao

Chị Thuý cho biết: “Khi quyết định lựa chọn mua nhà thì chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều. Bên cạnh những yếu tố như là tiện ích và dịch vụ của khu đô thị thì chúng tôi chú trọng vào không gian có nhiều cây xanh, vì hiện nay mức độ ô nhiễm rất là cao mà gia đình chúng tôi lại có con nhỏ. Chúng tôi muốn chọn một đô thị có thật là nhiều cây xanh, nhiều khuôn viên đi dạo và có vườn hoa cây cảnh để cho các con có thể có không gian vui chơi thật là thoải mái và thật là sạch”.

Bất động sản xanh được hình thành bởi bốn yếu tố cơ bản: Không gian xanh, vị trí xanh; vật liệu xanh, kiến trúc xanh; tiện ích xanh và chứng chỉ xanh.

Hiện nay, “Xanh hóa” các đô thị đang là một xu hướng tại các thành phố trên khắp thế giới. Theo thống kê, có hơn 100 thành phố ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã triển khai những khu đô thị xanh ở nhiều cấp độ khác nhau. Tại Việt Nam, cách đây nhiều năm, đô thị xanh cũng đã bắt đầu xuất hiện. Có cầu ắt có cung, các chủ đầu tư đang ngày càng chú trọng vào yếu tố xanh trong mỗi dự án.

Thị trường bất động sản hướng tới yếu tố xanh

Là lĩnh vực phát thải lớn, ngành bất động sản đang đứng trước đòi hỏi chuyển mình để hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 của Việt Nam tại COP26. Những năm gần đây, chủ đầu tư Việt Nam có xu hướng chuộng chứng nhận LEED và Green Mark cho các dự án BĐS. Tuy nhiên, tính đến nay, tại Việt Nam, trong 305 công trình xanh, chỉ có khoảng 10 công trình do nhà đầu tư trong nước thực hiện. Chính vì thế, cần có thêm những cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc xây dựng các dự án BĐS theo tiêu chuẩn xanh.

Việt Nam đang áp dụng ba chứng chỉ công trình xanh phổ biến nhất là EDGE, Leed, và Lotus. Việc áp dụng các chứng nhận này ngay từ đầu có thể làm tăng chi phí đầu tư từ khoảng 2-10% tùy loại chứng nhận, nhưng tính về dài hạn, nó giúp cho doanh nghiệp cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng suất lao động, các chi phí vận hành doanh nghiệp sau này sẽ tiết kiệm hơn.

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... Việc cam kết cắt giảm phát thải, gìn giữ môi trường, phát triển bền vững đang trở thành “luật chơi" mới cho những doanh nghiệp muốn tiến xa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050, trong đó nội dung quan trọng nhất là phát triển không gian đô thị theo mô hình đô thị trung tâm và các "Thành phố trong Thủ đô”.

70% khó khăn của thị trường bất động sản được cho liên quan tới các vướng mắc pháp lý. Vì vậy Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực sớm sẽ tác động tích cực tới thị trường bất động sản, những khoảng trống pháp lý dần được khỏa lấp, gieo hi vọng về một chu kỳ mới tích cực hơn.

UBND Thành phố vừa có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Sài Đồng, tỷ lệ 1/500 tại một phần ô đất ký hiệu NO18 và một phần ô đất ký hiệu CQ1.

Hiện nay, xuất hiện xu hướng nhiều doanh nghiệp lớn cùng hợp tác làm nhà ở cho người thu nhập thấp với kỳ vọng thanh khoản thị trường sẽ tốt hơn, đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.

Khi có hiệu lực sớm, nhiều quy định mới trong Luật Kinh doanh Bất động sản sẽ là công cụ pháp lý ngăn chặn tình trạng chưa hoàn tất pháp lý đã mở bán dự án, huy động vốn của khách hàng.

Luật Đất đai 2024 sẽ mang đến những thay đổi mang tính đột phá, tạo cơ sở pháp lý để thị trường bất động sản minh bạch và lành mạnh hơn. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành các Nghị định liên quan để Luật sớm đi vào cuộc sống.