Thủ tướng Lào thăm chính thức Việt Nam

Sáng nay (6/1), tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Lễ đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam, kết hợp đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào. Lễ đón được tổ chức theo theo nghi thức cao nhất dành cho Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Sonexay Siphandone trên cương vị mới.

Chuyến thăm tới Việt Nam của Thủ tướng Sonexay Siphandone diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Lào tiếp tục gắn bó và phát triển tốt đẹp. Quan hệ chính trị tiếp tục được củng cố, tin cậy ngày càng gia tăng, giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể quan hệ hai nước.

Hai bên đang phối hợp thực hiện hiệu quả Thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị và Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào; tích cực triển khai Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2021 - 2025 và Chiến lược họp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021 - 2030. Hai bên duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao và các cấp. Trong đó, kể cả chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Lào. Từ tháng 1/2023 đến nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã gặp nhau 6 lần.

Hợp tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại Việt Nam - Lào tiếp tục được duy trì và phát triển và là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước. Hai bên phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau thực hiện tốt Nghị định thư về hợp tác giai đoạn 2020 - 2024 và Kế hoạch hợp tác năm 2023 về quốc phòng và an ninh.

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước tiếp tục có chuyển biến tích cực. Việt Nam hiện có 241 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng ký đạt 5,47 tỷ USD, tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong các quốc gia/ vùng lãnh thổ có đầu tư tại Lào. Tính đến tháng 10/2023, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 1,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Lào đạt 441,9 triệu USD và nhập khẩu từ Lào 888,4 triệu USD. Hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng khác như văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, hợp tác giữa các địa phương... tiếp tục có những chuyển biến và được tăng cường, ngày càng đi vào cụ thể, có chiều sâu và toàn diện.

Hai nước phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là tại ASEAN trong bối cảnh Lào sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2024, thường xuyên phối hợp tại các cơ chế tiểu vùng và Liên hợp quốc. Sau Lễ đón chính thức, trước cuộc hội đàm, hai Thủ tướng đã tham quan trưng bày ảnh về đất nước, con người và quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Lào./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.

Ngày 31/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường và Tổ về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Một trong năm chính sách đề xuất mới đối với Đà Nẵng là thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Các nội dung về quy hoạch không gian biển quốc gia và việc thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và TP Đà Nẵng được Quốc hội đưa ra bàn thảo trong hôm nay (31/5).

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực là hai chuyên đề được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến để chọn lấy một chuyên đề sẽ giám sát tối cao trong năm 2025.