Thực hư chuyện người khuyết tật 'không được chào đón' ở quán phở | Hà Nội tin mỗi chiều

Thực hư chuyện người khuyết tật 'không được chào đón' ở quán phở; Hơn 43% nhà đầu tư tiền số ở Việt Nam đang chịu lỗ... là nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Thực hư chuyện người khuyết tật “không được chào đón” ở quán phở

Mấy ngày qua dư luận đang xôn xao từ thông tin Tiktoker Vũ Minh Lâm đăng trên mạng xã hội. Vũ Minh Lâm tố mình bị đuổi khỏi quán phở vì… ngồi xe lăn.

Tiktoker Vũ Minh Lâm cho hay, anh bị liệt bẩm sinh, phải ngồi xe lăn. Mới đây Lâm cùng bạn gái đến một quán phở ở Hà Nội. Tuy nhiên, khi anh nhờ nhân viên bê xe qua bậc tam cấp, họ đã từ chối với câu trả lời "quán em không có nhân viên để khiêng người như anh". Đến quán phở thứ hai, chỗ ngồi bé, chủ nhân bài đăng hơi chen vào chỗ ngồi bà chủ quán, liền bị bà chủ quán đứng phắt dậy, mắng nhân viên: "Ai nhận cái ngữ này vào đây ăn?".

Bài viết của TikToker V.M.L đang gây xôn xao mạng xã hội. Ảnh: Laodong

Câu chuyện của Lâm ngay lập tức đã gây dư luận trái chiều. Người thì bức xúc, lên án hai quán phở nọ đã phân biệt đối xử với người khuyết tật. Người cho rằng, câu chuyện của Lâm thật khó tin, gây tiếng xấu cho người Hà Nội và văn hoá Hà Nội. Thậm chí, có người đã nhắn tin tố cáo hành động tung tin giả mạo của Lâm tới trang Fanpage của Công an Hà Nội. Liên quan đến vụ việc, đại diện Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết đã nắm được thông tin sự việc và đã vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc này.

Trích xuất camera tại quán, hình ảnh cho thấy người khuyết tật được nhân viên quán thu dọn đồ để xe lăn có thể di chuyển vào quán. So với câu chuyện của thực khách chia sẻ trên mạng xã hội hiện đang có thông tin không trùng khớp nhau.

Đến thời điểm hiện tại, khá nhiều người đã khẳng định đây là cách tung “thông tin bẩn”, khơi gợi sự phân biệt vùng miền để gây chú ý. Vũ Minh Lâm cũng đã chủ động khóa bình luận. Không ít người cho rằng, các cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm để cảnh cáo, ngăn ngừa những kẻ tung tin giả, làm xấu hình ảnh Hà Nội cũng như gây nhiễu loạn thông tin trên mạng xã hội. Một sự việc rất nhỏ nhưng tác động không hề nhỏ tới hình ảnh Thủ đô, tới con người Hà Nội luôn hướng tới văn minh, thanh lịch, tới mức Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hà Nội phải phối hợp với các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, kiểm tra, xử lý.

Liên quan đến câu chuyện của Tiktoker Vũ Minh Lâm, ông Nguyễn Văn Cử, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển năng lực người khuyết tật (DRD) cho biết, bất kỳ ai khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội cần phải đảm bảo mô tả đúng, chính xác câu chuyện, không làm sai lệch bản chất vấn đề. Sai ở đâu thì mình nhận ở đó, nếu đăng sai thì cần phải đăng lại để nhận lỗi. Ông bà ta có câu “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”.

Hình ảnh được trích xuất từ camera tại quán.

Thực tế, những ngày qua, câu chuyện xảy ra với cá nhân một người nhưng bên dưới bài viết lại có nhiều người bình luận tiêu cực với người khuyết tật. Theo ông Nguyễn Văn Cử, “chúng ta chỉ nên đưa ra nhận xét về hành vi đăng thông tin đó, trong vụ việc đó chứ không nên nói về sự khuyết tật của Vũ Minh Lâm và cộng đồng người khuyết tật. Điều đó không khách quan. Hiện vụ Tiktoker ngồi xe lăn “không được chào đón” khi vào quán phở đang trong quá trình xác minh. Tuy nhiên, có thể thấy một điều dù là người bình thường hay người khuyết tật thì đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật khi sử dụng mạng xã hội. Chúng ta có Bộ luật Hình sự, có Luật An ninh mạng. Chúng ta không thể để những ai thích tung tin không chính xác, câu view, câu like và những tin rác, tin bẩn làm ô uế không gian mạng, làm xấu hình ảnh Thủ đô và con người Hà Nội vốn văn minh, thanh lịch.

Hơn 43 % nhà đầu tư tiền số ở Việt Nam đang chịu lỗ

Thị trường ảm đạm là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư thị trường tiền số điều chỉnh khẩu vị rủi ro, phần lớn nhà đầu tư phân bổ 10-30% hoặc 30-50% tổng danh mục đầu tư vào thị trường tiền số được cho là có tính rủi ro cao này. Bên cạnh đó, số lượng nhà đầu tư thường xuyên sử dụng đòn bẩy chỉ còn 25%. Theo dữ liệu của sàn giao dịch OKK, nhà đầu tư Việt có khuynh hướng sử dụng mức đòn bẩy tử 2.5x trở lên.

Lý do khiến các nhà đầu tư mất tiền trong giai đoạn 2023 tương đối đa dạng, trong đó hội chứng tâm lý fomo và không lên kế hoạch giao dịch kỹ lưỡng là hai lý do nổi bật nhất, chiếm hơn 66%. Nhà đầu tư tại Việt Nam có xu hướng cân nhắc nhiều khía cạnh trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Thay vì chọn một yếu tố hoặc trường phái đầu tư, nhà đầu tư thường kết hợp nhiều lựa chọn để đưa ra kết quả cuối cùng.

Lý do lớn nhất khiến những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm bị mất tiền đến từ những sự kiện bất ngờ như sàn giao dịch tiền điện tử sụp đổ. Trong khi đó những nhà đầu tư mới thường mất tiền do nghe theo lời khuyên của người khác và sử dụng đòn bẩy không hợp lý. Những nhà đầu tư có kinh nghiệm tầm trung thường mất tiền do không lên kế hoạch giao dịch cụ thể.

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ và cuộc cách mạng 4.0, nhiều hình thái mới được hình thành trên môi trường điện tử, trong đó có sự hình thành của các loại tài sản mới được gọi chung là tài sản số. Tài sản số đã trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây. Đã có hơn 2 tỷ giao dịch với tổng trị giá 1,4 nghìn tỷ USD trong các hoạt động tiền ảo vào năm 2021. Riêng năm 2020, có 193 tỷ USD hoạt động đã được thực hiện thông qua gần 600 triệu giao dịch. Doanh thu trên thị trường tài sản kỹ thuật số đạt trên 60 nghìn triệu USD vào năm 2023. Doanh thu dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm là trên 16%, dẫn đến tổng số tiền dự kiến là trên 100 nghìn triệu USD vào năm 2027.

Hiện nay, Việt Nam đang đứng trong top 10 thế giới về tỷ lệ người sở hữu tiền mã hóa. Tài sản mã hóa, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số là ứng dụng được biết đến nhiều nhất của công nghệ Blockchain. Đây là những vấn đề mới, cùng với đó, các ứng dụng và sản phẩm trên nền tảng công nghệ Blockchain liên tục xuất hiện nên việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, toàn diện để điều chỉnh các hoạt động liên quan sẽ rất khó khăn và có thể chưa khả thi tại thời điểm hiện nay.

Thời gian qua, không ít vụ lừa đảo liên quan đến đầu tư tiền ảo được phát hiện gây nhiều hệ lụy. Thực tế loại hình này chưa được kiểm soát của nhà nước. Việc ban hành các biện pháp quản lý tài sản mã hóa và các chính sách liên quan của Việt Nam vẫn theo hướng thận trọng, có quan sát và vận dụng.

Về quản lý tài sản số, tài sản mã hóa, bà Lê Thị Hoàng Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự- kinh tế, Bộ Tư pháp nhận định, về bản chất, tài sản mã hóa phản ánh một giá trị cũng tương tự như một tài sản truyền thống khác. Tài sản mã hóa cần được coi là tài sản. Để thúc đẩy cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam thì pháp luật phải đóng vai trò thúc đẩy, bảo vệ quyền sở hữu đối với các loại tài sản mới do cuộc cách mạng này tạo ra. Tuy nhiên, đây là những vấn đề rất mới và khó nên chưa thể đề xuất ngay những giải pháp toàn diện.

Việc ban hành các biện pháp quản lý tài sản mã hóa và các chính sách liên quan của Việt Nam nên theo hướng thận trọng, có quan sát và vận dụng đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Học sinh lại bị bỏ quên trên xe đừng để những lời hứa gió bay; Đại biểu Quốc hội nêu giải pháp kiểm soát tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội quy định cụ thể chỉ tiêu dân số cho nhà chung cư; Khuyến khích người dân gửi hình ảnh vi phạm luật qua Zalo; Tốc độ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh gấp 2-4 lần tăng trưởng GDP... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hiện thực hoá khát vọng phát triển Hà Nội; Hà Nội đã có 373 phiếu lý lịch tư pháp được cấp qua VNeID; Trẻ mầm non 5 tuổi ở các trường công lập được miễn học phí... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Thành tựu phòng chống tác hại thuốc lá 10 năm qua có nguy cơ bị phá bỏ; Thêm hai sản phẩm du lịch đêm ngoại thành Hà Nội; Hà Nội có thêm khu công nghiệp Phụng Hiệp gần 3.000 tỷ đồng... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Sân bay Hòa Lạc, Gia Lâm sẽ hoạt động cả quân sự và dân dụng; Quy hoạch Thủ đô - văn hóa là nền tảng và động lực phát triển; Hà Nội thành lập 6 tổ công tác “đặc biệt” rà soát phòng cháy chữa cháy… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội sẽ kiểm tra PCCC của 100% nhà trọ trước 15/6 ; Hiệu quả đến từ 5 tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.