Thức quà giản dị, thuần khiết của đất Kinh kỳ

Oản đường vốn được biết đến là thức quà giản dị, thuần khiết, tinh khôi của đất Kinh kỳ đã hàng trăm năm, là một trong bốn thứ đồ lễ không thể thiếu của các cụ ngày xưa dâng lễ Phật, tổ tiên trong các ngày lễ, tết cổ truyền của dân tộc.

Theo quan niệm người Việt, oản đường thanh khiết, trắng trong, làm từ gạo nếp, đường trắng, là biểu tượng tinh hoa của trời đất. Bởi vậy, vào mỗi dịp lễ tết, ở những nơi trang trọng nhất trong tâm linh người Việt như bàn thờ Tổ tiên, đình, chùa... chắc chắn không thể thiếu chiếc oản đường.

Oản được làm chủ yếu từ đường, gạo nếp cái hoa vàng. Gạo nếp được rang lên, xay mịn, trộn với đường kính tinh luyện, nước hoa bưởi, vani, sau đó đóng thành khuôn tùy theo hình dáng khách đặt.

Khuôn oản có rất nhiều kích cỡ từ nhỏ đến to, nhưng tất cả đều có dáng hình trụ tháp có chóp bằng. Mỗi khuôn đều khắc những họa tiết hình rồng bay phượng múa ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa về lòng tôn kính, linh thiêng, thể hiện rất rõ nét tinh hoa của đất Kinh Kỳ xưa.

Những chiếc oản trắng muốt đều được khắc những họa tiết hình rồng bay phượng múa ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa về lòng tôn kính, linh thiêng

Chiếc oản sau khi ra khỏi khuôn, trắng muốt, chắc, không vỡ vụn sau đó được chuyển qua khâu đóng gói bằng giấy gương ngũ sắc. Mỗi màu giấy bọc oản mang một ý nghĩa tâm linh khác nhau.

Oản giờ đa dạng kích cỡ cũng như mẫu mã. Theo nhu cầu thị trường mà đóng gói thành hai loại: oản cổ truyền và oản nghệ thuật được trang trí cầu kỳ và bắt mắt, đa dạng về hình dạng cũng như màu sắc.

Những chiếc oản nghệ thuật được trang trí cầu kỳ và bắt mắt được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Thuần khiết, tinh khôi, thức quà giản dị oản đường vẫn mãi là biểu tượng về sự tinh hoa của quà Tràng An.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chụp ảnh chân dung trên phố cổ không chỉ là sở thích được đắm mình trong sự sáng tạo và khám phá nghệ thuật nhiếp ảnh, mà còn là cơ hội để những người trẻ có thêm trải nghiệm quý giá về môi trường sống, về văn hóa Hà Nội.

Người Hà Nội thưởng thức chè cả bốn mùa. Chè sen, chè đỗ xanh, chè đỗ đen giải nhiệt những trưa hè oi bức; xôi chè, chè trôi tàu nóng hổi ngon tuyệt cho một chiều đông lạnh.

Ở Hà thành có những nghề tưởng như không bao giờ tồn tại như nghề sửa đồ gỗ dạo, nhưng nhiều người vẫn dựa vào đó để kiếm sống hàng ngày.

Làm việc vào ban đêm dần trở thành thói quen của nhiều người, nhất là giới trẻ. Nếu như làm việc vào buổi sáng mang đến nguồn năng lượng tràn đầy thì khi đêm về lại là thời điểm mở ra một thế giới đầy sáng tạo cho những ý tưởng của giới trẻ ngày nay.

Không chỉ là địa điểm ưa thích của những tín đồ đam mê sách cũ, Nhà sách Mão còn là nơi lưu giữ kỉ niệm của người Hà Thành qua bao thế hệ.

Dậy sớm đi chợ đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều phụ nữ Việt. Người tranh thủ đi chợ trước khi đi làm, người muốn đi chợ buổi sáng để có được đồ ăn tươi ngon cho gia đình trong ngày.