Tinh xảo nghề dát quỳ vàng làng Kiêu Kỵ

Cách trung tâm thành phố khoảng 15km, làng nghề dát quỳ vàng Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm) là ngôi làng độc nhất vô nhị của cả nước về nghề dát quỳ vàng, bạc.

Những kỹ thuật khéo léo của những  nghệ nhân làng nghề đã tạo nên các sản phẩm tinh xảo, riêng biệt, khiến Kiêu Kỵ trở thành làng nghề có một không hai tại Việt Nam. Theo thời gian, người dân nơi đây vẫn gìn giữ và tìm hướng đi mới để làng nghề truyền thống ngày càng phát triển.

Nghề dát quỳ vàng có rất nhiều công đoạn. Công đoạn nào cũng khó và quan trọng, mà sai số một chút là ảnh hưởng đến cả sản phẩm. Các công đoạn “cắt dòng” và “sang vàng” đều phải làm trong phòng kín. Đây là công đoạn không được dùng quạt, vì vàng sau khi quỳ rất mỏng, chỉ cần gió nhẹ cũng có thể làm bay những lá vàng. Hay, công đoạn “đập quỳ”, người đập quỳ phải đập liên tục trong khoảng một giờ đồng hồ, với sự tập trung cao, nếu không quỳ sẽ không đều, nát hoặc có thể sẽ đập vào tay. Ở Kiêu Kỵ, có nhiều gia đình đã bốn đời làm nghề, vì thế chuyện 'cha truyền con nối'  luôn tạo nên bề dày kinh nghiệm cùng những đôi bàn tay khéo léo.

Một thợ giỏi có thể đập một chỉ vàng thành gần 1.000 lá vàng, có diện tích hơn 1m2. Bí quyết được truyền từ đời này qua đời khác của nghề quỳ vàng, bạc Kiêu Kỵ là công đoạn làm lá để đặt vào các miếng quỳ đủ độ dai, đàn hồi, không bị dính. Chính vì vậy, nghề làm vàng, bạc quỳ rất tinh xảo, tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ kiên trì, cần mẫn, cẩn thận, tinh tế.

Toàn làng Kiêu Kỵ có gần 50 hộ gia đình kinh doanh vàng quỳ. Công việc sản xuất tại đây lúc nào cũng khẩn trương, sôi động hơn bao giờ hết. Sản phẩm làng nghề Kiêu Kỵ tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành phố trong nước, tập trung nhiều ở Sơn Đồng – Hoài Đức, Đồng Kỵ – Bắc Ninh, Cát Đằng – Nam Định…

Sự nổi tiếng ấy, khiến nhiều công trình kiến trúc, di sản quý trên cả nước không thể thiếu bàn tay người Kiêu Kỵ trang trí, thếp vàng, thếp bạc nội thất. Mà, nổi bật trong rất nhiều công trình ấy, phải kể đến là: Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, một số công trình kiến trúc ở Huế, Hội An, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa ở thành phố Hồ Chí Minh, Miếu Bà Chúa xứ tỉnh An Giang, cùng nhiều khách sạn lớn trong cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình.

Sinh ra trong một gia đình làm nghề đậu bạc truyền thống tại làng Định Công (Hà Nội), nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh đã được truyền đạt những bí quyết, kỹ thuật nghề đậu từ cha của mình - nghệ nhân Quách Văn Trường. Bằng sự sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo, nghệ nhân Tuấn Anh đã tạo nên những tác phẩm hiện đại và độc đáo, góp phần làm nên danh tiếng cho làng nghề Định Công.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã tìm ra cách dệt lụa mới bằng việc biến con tằm thành… “những người thợ dệt trung thành”, cũng là người tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi.

Ngày 16/4, tại khu phố Đông Khê (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ. Đây được ví như là địa chỉ đỏ trong bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.