Tổng thống Putin ra lệnh tập trận hạt nhân chiến thuật

Bộ Quốc phòng Nga vừa tuyên bố sẽ tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật. Tuyên bố cho biết cuộc tập trận sẽ được tiến hành “trong tương lai gần” theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin.

Lực lượng tên lửa của Quân khu phía Nam sẽ trực tiếp tham gia diễn tập với có sự tham gia của máy bay quân sự và Hải quân Nga. Mục tiêu của cuộc tập trận là nhằm giải quyết “các khía cạnh thực tế của việc chuẩn bị và triển khai vũ khí hạt nhân phi chiến lược”, tuyên bố cho biết.

Quân đội viện dẫn “những tuyên bố khiêu khích và đe dọa chống lại Nga của một số quan chức phương Tây” là lý do buộc Nga tiến hành cuộc tập trận, nhằm kiểm tra khả năng “đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền vô điều kiện” của quốc gia.

Moscow có nhiều loại vũ khí có khả năng hạt nhân, từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa đến vũ khí hạt nhân chiến thuật tầm nhỏ hơn.

Moscow có nhiều loại vũ khí có khả năng hạt nhân, từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa đến vũ khí hạt nhân chiến thuật tầm nhỏ hơn. Trong bối cảnh xung đột Ukraine, các quan chức cấp cao của Nga, bao gồm cả Tổng thống Putin, đã tuyên bố rằng học thuyết hạt nhân của nước này cho phép sử dụng những loại vũ khí này khi sự tồn tại của đất nước bị đe dọa.

Học thuyết hạt nhân của nước này cho phép sử dụng những loại vũ khí này khi sự tồn tại của đất nước bị đe dọa.

Các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận nhưng đây là thông báo công khai đầu tiên về các cuộc tập trận liên quan đến vũ khí hạt nhân chiến thuật, thường vụ nổ hạt nhân chiến thuật giải phóng lượng năng lượng nhỏ hơn so với vũ khí hạt nhân chiến lược được thiết kế để đủ sức phá hủy toàn bộ thành phố.

Động thái này đánh dấu sự leo thang căng thẳng kể từ khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần trước tuyên bố rằng nước này sẽ xem xét gửi bộ binh tới Ukraine nếu Kiev yêu cầu hỗ trợ. Một ngày sau, Ngoại trưởng Anh David Cameron cho biết Ukraine có thể sử dụng vũ khí của Anh để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga nếu muốn.

Các quan chức Nga lên án cả hai tuyên bố này và cảnh báo Moscow sẽ trả đũa “xu hướng leo thang nguy hiểm”. Moscow từ lâu đã cảnh báo rằng xung đột với NATO sẽ không thể tránh khỏi nếu các thành viên châu Âu trong liên minh quân sự gửi binh lính của họ đến chiến đấu ở Ukraine.

Nga và Mỹ cho đến nay là những cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, nắm giữ hơn 10.600 trong số 12.100 đầu đạn hạt nhân của thế giới. Trung Quốc được cho là có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba, tiếp theo là Pháp và Anh.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì?

Mặc dù không có định nghĩa chung, nhưng vũ khí hạt nhân chiến thuật thường được xác định theo kích thước và tầm bắn hoặc mục đích sử dụng. Vũ khí hạt nhân chiến thuật thường sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu hạn chế.

Không có kích thước thống nhất nào đề mô tả vũ khí chiến thuật nhưng chúng thường lớn hơn nhiều so với bom thông thường, gây ra bụi phóng xạ và các tác động chết người khác ngoài bản thân vụ nổ.

Chúng thường được gọi là “vũ khí phi chiến lược”, trái ngược với vũ khí chiến lược mà quân đội Mỹ định nghĩa là được thiết kế nhằm mục tiêu phá hủy “khả năng gây chiến và ý chí gây chiến của kẻ thù”, khả năng này bao gồm hệ thống sản xuất, cơ sở hạ tầng, giao thông và liên lạc, và các mục tiêu khác.

Máy bay ném bom chiến lược Nga của Nga

Ngược lại, vũ khí chiến thuật được thiết kế để hoàn thành các nhiệm vụ quân sự hạn chế và tức thời hơn nhằm giành chiến thắng trong một trận chiến. Chúng có thể được gắn trên tên lửa, bom thả từ trên không hoặc thậm chí cả đạn pháo có tầm bắn tương đối ngắn, kém xa so với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khổng lồ được thiết kế để di chuyển hàng nghìn km và tấn công các mục tiêu phía bên kia đại dương.

Biên tập viên quốc phòng Alex Gatopoulos của Al Jazeera cho rằng “Đầu đạn hạt nhân chiến thuật được tạo ra để giúp các chỉ huy quân sự linh hoạt hơn trên chiến trường. Vào giữa những năm 1950, khi bom nhiệt hạch mạnh hơn được chế tạo và thử nghiệm, các nhà hoạch định quân sự cho rằng những vũ khí nhỏ hơn với tầm bắn ngắn hơn sẽ hữu ích hơn trong các tình huống 'chiến thuật'”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo các báo cáo chưa được xác nhận của truyền hình nhà nước Iran và các cơ quan truyền thông khác, chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã phải " hạ cánh khẩn cấp" vào Chủ nhật. Hiện vẫn chưa tìm thấy Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao.

Cảnh sát vừa kết thúc điều tra về cái chết của người tố giác Boeing John Barnett, 62 tuổi. Ông Barnett được phát hiện đã chết trong một chiếc xe vào ngày 9/3 ở Charleston, Nam Carolina.

Trí tuệ nhân tạo AI và biến đổi khí hậu đang khiến người lao động trên toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức. Hàng loạt các công ty lớn trong các ngành công nghệ, truyền thông, tài chính và bán lẻ đã tuyên bố cắt giảm nhiều vị trí nhân sự trong năm 2024. Thực tế rõ ràng là ngày càng có rất nhiều thách thức đang tác động tới người lao động toàn cầu.

Một tập đoàn thương mại gia vị Ấn Độ cho biết xuất khẩu gia vị có thể giảm 40% sau khi hai thương hiệu lớn vướng phải cáo buộc sử dụng thuốc trừ sâu mà tập đoàn này cho là an toàn, nhưng những thương hiệu khác lại cho là gây ung thư nếu tiếp xúc trong thời gian dài.

Ngày 18/5, Bộ Quốc phòng Nga thông báo các lực lượng của họ đã kiểm soát được làng Starytsia ở khu vực Kharkov, 8 ngày sau khi lực lượng Nga bắt đầu tiến vào khu vực này. Các đơn vị thuộc nhóm tác chiến phía Bắc đã chủ động tiến công, giành kiểm soát ngôi làng và tiến sâu hơn vào hàng phòng thủ của đối phương.

Bộ trưởng nội các chiến tranh của Israel, ông Benny Gantz, yêu cầu Thủ tướng Netanyahu cam kết thực hiện một tầm nhìn đã được thống nhất về cuộc xung đột ở Gaza, bao gồm việc quy định ai có thể quản lý vùng lãnh thổ này sau cuộc chiến với Hamas.