TP. HCM: Số ca nặng sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng cao

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng liên tục tăng và có nguy cơ bùng phát mạnh nếu như công tác phòng, chống dịch chủ quan, lơ là.

 

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, mỗi tuần, số ca mắc sốt xuất huyết tăng thêm 10% so với tuần trước; tay chân miệng mỗi tuần cũng tăng khoảng 60 -100 ca mắc mới. Tuy nhiên, người dân không nên quá hoang mang nhưng cũng không nên chủ quan. 

TP. Hồ Chí Minh: Các ca tay chân miệng cũng tăng khoảng 60 -100 ca mắc mới/tuần

Tính tới thời điểm hiện tại, số ca mắc mới của tay chân miệng và sốt xuất huyết đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và chưa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Tuy nhiên, đáng quan tâm đó là tỷ lệ ca bệnh nặng trên số ca mắc mới ở cả 2 dịch bệnh trên đều tăng. Nếu như năm trước 100 ca mắc thì chỉ có 10 ca bệnh nặng, còn năm nay, 100 ca mắc mới nhưng có khoảng 20 ca nặng”, ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết thêm.

Ông Tâm cho hay, việc phòng, chống dịch bệnh là trách nhiệm của toàn xã hội và các cấp chính quyền. Ngành y tế là đầu mối hướng dẫn về chuyên môn, còn để công tác phòng, chống dịch có hiệu quả thì cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành cũng như sự chung tay của người dân.

Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện xây dựng kịch bản ứng phó và phân tầng điều trị bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng. Trong đó, 3 bệnh viện chuyên khoa nhi của Thành phố là bệnh viện tuyến cuối để thu dung điều trị bệnh này. Cùng với đó là thành lập tổ chuyên gia điều trị, đồng thời hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các bệnh viện ở các tỉnh lân cận.

Theo giám sát, các điểm có lăng quăng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn khá nhiều, chiếm gần 50%. Vì vậy, người dân cần tránh để nước đọng tại nơi sinh hoạt, làm việc, thông tin đến ngành y tế những điểm có nước đọng ngoài tầm xử lý (như các công trình xây dựng) thông qua ứng dụng “Y tế trực tuyến” để đơn vị có phương án xử lý.

Để phòng bệnh tay chân miệng, phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay và vệ sinh các vật dụng, đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà... Nếu phát hiện dấu hiệu mắc bệnh, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Hiện nay ở Hà Nội đang trong dịp nắng nóng, số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn Hà Nội cũng đã thuyên giảm, tuy nhiên người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh này. Sau đây là các biện pháp phòng, chống bệnh chân tay miệng và sốt xuất huyết như sau: 

Cách phòng chống bệnh chân tay miệng:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết:

Bộ Y tế khuyến cáo cho mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

- Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 cho trẻ em trên toàn quốc bắt đầu từ ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Bộ Y tế dự kiến, sẽ có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A đợt này.

Thuốc lá điện tử gây ra nguy cơ bệnh tật cao hơn, thậm chí là những tác hại sớm hơn so với thuốc lá truyền thống. Không ít trường hợp bệnh nhân chịu tổn thương não vĩnh viễn.

Với thông điệp "Một giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại", Ban chỉ đạo Hiến máu tình nguyện thị xã Sơn Tây vừa phối hợp với Viện Huyết học truyền máu Trung ương tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện tại xã Xuân Sơn.

Sau ba ngày đi theo ông Thích Minh Tuệ, người đàn ông 47 tuổi bị sốc nhiệt, được đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu nhưng đã tử vong.

Nâng cấp cơ sở ở Quán Sứ, Bệnh viện K (Hà Nội) đã được hỗ trợ đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị siêu hiện đại phục vụ người bệnh.

Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, người điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, còn trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, động viên người bệnh. Những công việc thầm lặng của các điều dưỡng đã cho những bệnh nhân nhiều hi vọng.