TP.HCM phát triển đô thị theo trục giao thông

Transit Oriented Development (TOD), mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, là tương lai phát triển của TP.HCM. Đây cũng được xem là chìa khóa phát triển không gian đô thị, đồng thời hứa hẹn tạo cú hích bứt phá cho bất động sản xung quanh tuyến Metro và vành đai.

Dọc tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và đường Vành đai 2, Vành đai 3 thu hút nhiều dự án bất động sản quy mô lớn như đại đô thị Vinhomes Grand Park, Masteri Thảo Điền, Gateway Thảo Điền...

Theo dữ liệu từ một đơn vị tư vấn, trong 8 năm từ 2015 - 2023, giá bán trung bình ở một số dự án quanh tuyến Metro số 1 đã tăng 50-70%, cá biệt có dự án tăng 150%. Thông tin tuyến Metro số 1 vận hành đã từng đẩy giá bán của các sản phẩm bất động sản khu vực này tăng ngay cả trong bối cảnh thị trường thiếu thanh khoản. Mô hình TOD đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án, khu đô thị.

TP.HCM phát triển đô thị theo trục giao thông

Tỷ lệ nhập cư tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh tăng đều qua từng năm, dẫn đến cơ sở hạ tầng bị quá tải. Theo các chuyên gia, mặc dù chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng Metro Bến Thành - Suối Tiên cũng đã tạo ra diện mạo mới cho thị trường bất động sản phía đông TP. Hồ Chí Minh. Thống kê từ năm 2016 đến nay, đã có hơn 30 dự án nhà ở và các trung tâm thương mại sầm uất hiện diện suốt dọc tuyến metro này. Giá mở bán giai đoạn 2012 - 2016 tăng mạnh khoảng 150 - 200% so với các khu vực khác. Đến nay, những dự án hiện hữu nằm dọc theo tuyến cũng tăng từ 15 - 50% so với giá bán ban đầu vài năm trước.

Xu hướng đầu tư phát triển bất động sản theo hạ tầng không phải mới nhưng sẽ là lực đẩy cho các doanh nghiệp bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng chính là bệ phóng để tăng giá trị và tăng thanh khoản cho các dự án TOD nhờ mạng lưới hạ tầng giao thông phát triển. TOD không chỉ là lời giải cho việc hình thành đô thị nén mà còn làm gia tăng giá trị đất đai, không gian đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050, trong đó nội dung quan trọng nhất là phát triển không gian đô thị theo mô hình đô thị trung tâm và các "Thành phố trong Thủ đô”.

70% khó khăn của thị trường bất động sản được cho liên quan tới các vướng mắc pháp lý. Vì vậy Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực sớm sẽ tác động tích cực tới thị trường bất động sản, những khoảng trống pháp lý dần được khỏa lấp, gieo hi vọng về một chu kỳ mới tích cực hơn.

UBND Thành phố vừa có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Sài Đồng, tỷ lệ 1/500 tại một phần ô đất ký hiệu NO18 và một phần ô đất ký hiệu CQ1.

Hiện nay, xuất hiện xu hướng nhiều doanh nghiệp lớn cùng hợp tác làm nhà ở cho người thu nhập thấp với kỳ vọng thanh khoản thị trường sẽ tốt hơn, đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.

Khi có hiệu lực sớm, nhiều quy định mới trong Luật Kinh doanh Bất động sản sẽ là công cụ pháp lý ngăn chặn tình trạng chưa hoàn tất pháp lý đã mở bán dự án, huy động vốn của khách hàng.

Luật Đất đai 2024 sẽ mang đến những thay đổi mang tính đột phá, tạo cơ sở pháp lý để thị trường bất động sản minh bạch và lành mạnh hơn. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành các Nghị định liên quan để Luật sớm đi vào cuộc sống.