Vẻ đẹp ngôi chùa nghìn năm tuổi

Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả hay Thiên Phúc Tự, được xây dựng cách đây gần 1000 năm, tọa lạc dưới chân núi Thầy thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Đây là quần thể di tích, danh thắng nổi tiếng của Thủ đô có giá trị văn hóa, lịch sử cùng kiến trúc vô cùng độc đáo.

Dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thế kỷ thứ 17

Cụ Từ - người trông coi chùa cho biết, chùa Thầy không chỉ mang giá trị về mặt văn hoá tâm linh, thu hút du khách về lễ chùa cầu may trong những dịp đầu xuân; mà còn mang giá trị về mặt tham quan du lịch bởi cảnh quan non nước vô cùng hữu tình và thơ mộng nơi đây.

Vẻ đẹp ngôi chùa nghìn năm tuổi

Chùa Thầy là di tích quốc gia đặc biệt với những giá trị mang dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thế kỷ thứ 17. Đó là phong cách kiến trúc độc đáo được thể hiện qua những nét chạm khắc tinh tế, hệ thống tượng pháp và nhiều cổ vật quý giá.

Chùa Thầy mang dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thế kỷ thứ 17, thể hiện qua chạm nét khắc tinh tế, hệ thống tượng pháp

Đặc biệt quần thể di tích chùa Thầy nằm trong một không gian hùng vĩ, non nước hữu tình, thiên nhiên hoà hợp. Ở giữa hồ Long Trì có thủy đình cổ kính được ví như viên ngọc tỏa ánh hào quang rực rỡ trong miệng rồng thiêng. Nơi đây thường trở thành sân khấu của các nghệ sĩ múa rối nước vào các ngày lễ hội.

Du khách về thăm chùa không khỏi cảm thấy thu hút và ấn tượng bởi nét cổ kính, hoang sơ và mộc mạc của nét kiến trúc cổ xưa, kết hợp với đó là khung cảnh núi non hùng vĩ, bầu không khí trong lành, thoáng đãng tạo cảm giác an yên thanh tịnh.

Thuỷ đình giữa hồ Long Trì - hình ảnh đặc trưng khi nhắc về chùa Thầy

Chùa Thầy - Di tích Quốc gia đặc biệt 

Hằng năm Hội chùa Thầy được diễn ra từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), với nhiều hoạt động lễ hội văn hoá truyền thống đặc sắc. Năm nay, bên cạnh việc tổ chức lễ hội, nhân dân và chính quyền địa phương còn vinh dự đón nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội chùa Thầy và Tuần lễ Văn hoá Du lịch huyện Quốc Oai.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch xã Sài Sơn, Phó Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy cho biết: "Trong những năm qua, địa phương cùng nhà chùa đã có những sửa chữa nhỏ để chống xuống cấp cho chùa nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Đặc biệt năm 2023, địa phương cùng các cấp các ngành cũng đã tổ chức lễ hội chùa Thầy đúng bản sắc văn hoá dân tộc, giữ đúng cổ truyền của ngày xưa đã được trình lên các cấp và nay đã được bộ văn hoá đưa vào văn hoá phi vật thể".

Nơi đây đã trở thành điểm đến du lịch tâm linh cho người dân Thủ đô trong những dịp đầu xuân

Tiếp tục phát huy cảnh quan kiến trúc đẹp của Chùa Thầy, trở thành giá trị di sản, lịch sử, văn hóa của Di tích quốc gia đặc biệt, chính quyền và nhân dân địa phương  định hướng xây dựng trở thành điểm đến du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, thân thiện, mến khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi đi vào cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước và cho dân tộc một di sản vô giá. Đó là nơi ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch, nơi gắn bó với Người trong suốt 15 năm (1954-1969), nơi đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng, nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

Chiều ngày 23/4 (15/3 Âm lịch), hơn 60 chiếc diều hội tụ tại sân miếu Châu Trần để dự hội thi thả diều làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Không chỉ thu hút người dân quanh vùng, không ít người chơi diều từ các địa phương khác và khách du lịch nước ngoài cùng tới chiêm ngưỡng.

Sáng nay (13/4), tại khu di tích chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất long trọng tổ chức Lễ khai hội và kỷ niệm 10 năm Chùa Tây Phương được đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

Đình Nội Bình Ðà ở xã Bình Minh (huyện Thanh Oai, Hà Nội) là một trong số ít di tích thờ Lạc Long Quân - Quốc tổ dân tộc Việt trên cả nước. Không chỉ có di sản vật thể gồm ngôi đền, lăng mộ Quốc tổ, mà nơi đây còn có cả hệ thống truyền thuyết, lễ hội gắn với truyền thuyết về Lạc Long Quân.

Nằm cách Hà Nội chỉ hơn 10km, bảo tàng là nơi trưng bày khoảng những bức ảnh, 25 pano bài viết và khoảng 150 hiện vật kể câu chuyện về nghề nhiếp ảnh ở Lai Xá - Làng nhiếp ảnh đầu tiên ở Hà Nội. Câu chuyện làng nghề trong bảo tàng được kể từ khi ông tổ nghề Nguyễn Đình Khánh mang nghề nhiếp ảnh về làng, truyền dạy cho các học trò cũng là người trong làng Lai Xá. Từ đó, những người này đã cùng nhau gây dựng nên cả một làng nghề làm nhiếp ảnh.

Cửa Bắc, hay còn gọi là Chính Bắc Môn, là cửa duy nhất còn sót lại của thành cổ Hà Nội thời nhà Nguyễn, được xây dựng từ năm 1805.