65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Trải qua 16 năm (1959-1975) liên tục mở đường, vận chuyển, chiến đấu bảo vệ tuyến chi viện chiến lược, phối hợp chiến đấu với lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn 22 tỉnh của ba nước Đông Dương, Bộ đội Trường Sơn đã không ngừng lớn mạnh về tổ chức, biên chế, trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng, bảo đảm là nhân tố quyết định góp phần tạo nên thắng lợi các chiến dịch, đi đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Kỳ tích 65 năm mở đường Hồ Chí Minh

Để kịp thời chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, ngày 19/5/1959, Tổng Quân ủy (nay là Quân ủy Trung ương) tổ chức "Đoàn công tác quân sự đặc biệt", sau gọi là Đoàn 559, có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng chi viện cho chiến trường miền Nam; đưa bộ đội, cán bộ cơ quan dân - chính - đảng vào Nam, ra Bắc theo yêu cầu của cuộc kháng chiến.

Ngày 19/5/1959, Tổng Quân ủy tổ chức "Đoàn công tác quân sự đặc biệt", sau gọi là Đoàn 559, có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng chi viện chiến trường miền Nam.

Ngay sau khi được thành lập, đầu tháng 6/1959, Đoàn 559 tổ chức đội khảo sát mở tuyến vào Nam bắt đầu từ Khe Hó (Vĩnh Linh, Quảng Trị) về hướng Tây Nam. Để bảo đảm tuyệt đối bí mật, khẩu hiệu hành động của Đoàn là "Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng"; phải chủ động tránh địch và bí mật.

Ngày 13/8/1959, chuyến hàng đầu tiên chính thức vượt Trường Sơn bàn giao cho chiến trường Trị Thiên. Chuyến hàng đầu tiên tuy ít ỏi, song đã làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ Khu 5, thể hiện quyết tâm của Đảng và tình cảm của Bác Hồ, của quân, dân miền Bắc gửi tới đồng bào, chiến sĩ miền Nam.

Ngay sau khi được thành lập, đầu tháng 6/1959, Đoàn 559 tổ chức đội khảo sát mở tuyến vào Nam bắt đầu từ Khe Hó về hướng Tây Nam.

Đại tá Vũ Tang Bồng, nguyên cán bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, cho rằng: "Đây là một kỳ công chiến lược của Đảng, của dân tộc và của quân đội ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chính có con đường đó nó như động mạch chủ bảo đảm cho cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam".

Trải qua 16 năm thành lập, Bộ đội Trường Sơn đã không ngừng lớn mạnh về tổ chức, biên chế, trình độ tổ chức chỉ huy, phát triển đến đỉnh cao về tổ chức biên chế và lực lượng, trở thành đơn vị binh chủng hợp thành quy mô lớn với 9 sư đoàn binh chủng, 12 trung đoàn binh chủng cơ động, 1 sư đoàn cao xạ, 1 trung đoàn tên lửa do Bộ phối thuộc; có 2 sư đoàn và 2 trung đoàn xe vận tải với hơn 10.000 xe vận tải các loại; tổng quân số lên tới 120.000 người.

Bộ đội Trường Sơn không chỉ nhận nhiệm vụ mở đường, vận chuyển hàng hóa, con người vào tiền tuyến mà còn trực tiếp chiến đấu bảo vệ tuyến chi viện chiến lược, phối hợp tác chiến với các đơn vị chủ lực.

Bộ đội Trường Sơn không chỉ nhận nhiệm vụ mở đường, vận chuyển hàng hóa, con người vào tiền tuyến mà còn trực tiếp chiến đấu bảo vệ tuyến chi viện chiến lược.

Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên - Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, cho biết: "Đấy là cái tài tình của Đảng ta mà trực tiếp là quân ủy TW. Bộ đội Trường Sơn chức năng chính là vận tải chiến lược nhưng không chỉ nhiệm vụ đó mà còn là trực tiếp chiến đấu, không chỉ chiến đấu trực tiếp trên các tuyến đường mà còn chi viện trực tiếp, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu như các binh đoàn chủ lực khác. Mặc dù đây là chức năng mới nhưng Bộ đội Trường Sơn đã vượt qua khó khăn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình".

Với lực lượng hùng hậu, Bộ đội Trường Sơn đã thực sự trở thành lực lượng tác chiến quan trọng, thực hiện độc lập tác chiến và phối hợp tác chiến với các đơn vị chủ lực. Vượt lên trên gian khổ, hy sinh, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn đã xây dựng được mạng đường vận tải chiến lược được ví như "trận đồ bát quái xuyên rừng rậm", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn đã xây dựng được mạng đường vận tải chiến lược được ví như "trận đồ bát quái xuyên rừng rậm".

Ông Trần Đình Du, cựu chiến binh Bộ đội Trường Sơn hồi tưởng: "Chúng tôi làm nhiệm vụ vận tải hàng hóa để phục vụ chiến trường nên đương nhiên khi nhận hàng lên xe thì dứt khoát phải hoàn thành nhiệm vụ, dù mưa bom bão đạn cũng phải tìm cách để hành quân đưa hàng vào chiến trường".

Hàng triệu tấn hàng hóa, đạn dược đã được bộ đội Trường Sơn vận chuyển, chi viện cho các chiến dịch lịch sử để làm nên đại thắng mùa Xuân 1975.

Hàng triệu tấn hàng hóa, đạn dược đã được bộ đội Trường Sơn vận chuyển, chi viện cho các chiến dịch lịch sử để làm nên đại thắng mùa Xuân 1975. Hàng vạn con người đã ngã xuống để cho dòng vận chuyển ấy hoạt động liên tục suốt 16 năm không một giờ ngơi nghỉ.

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một "con đường huyền thoại".

Năm tháng sẽ qua đi, nhưng những người lính và đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, "con đường huyền thoại"  của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại trong thế kỷ XX mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc.

Tự hào Bộ đội Trường Sơn

Tại huyện Hoài Đức, Hội Truyền thống Trường Sơn - Ðường Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu, hội viên cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của lực lượng Bộ đội Trường Sơn. Với tinh thần "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", nhiều người đã hy sinh, nhiều người để lại một phần xương máu tại chiến trường, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu, hội viên cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của lực lượng Bộ đội Trường Sơn.

Trong thời gian tới, Hội bộ đội Trường Sơn huyện Hoài Đức sẽ phát huy truyền thống tương thân, tương ái, nghĩa tình đồng đội, quan tâm động viên, giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.

Hội bộ đội Trường Sơn huyện Hoài Đức sẽ phát huy truyền thống tương thân, tương ái, nghĩa tình đồng đội, quan tâm động viên, giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.

Ngày 31/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường và Tổ về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Một trong năm chính sách đề xuất mới đối với Đà Nẵng là thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Các nội dung về quy hoạch không gian biển quốc gia và việc thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và TP Đà Nẵng được Quốc hội đưa ra bàn thảo trong hôm nay (31/5).

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực là hai chuyên đề được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến để chọn lấy một chuyên đề sẽ giám sát tối cao trong năm 2025.