Bà Huyện Thanh Quan - Thi nhân đất Thăng Long | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 18/06/2023

Bà Huyện Thanh Quan, tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ), Hà Nội. Bà lấy chồng làm Tri huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình, nên người đời thường gọi bà là bà Huyện Thanh Quan. Bà được coi là nữ sĩ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trung đại. Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hiện còn lại gần mười bài thơ, hầu hết bằng chữ nôm, được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không chỉ sáng tác nhiều, với năng lực toàn diện ở đa dạng các chất liệu như: lụa, sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, màu nước... họa sĩ Trần Văn Cẩn được đánh giá là một trong những hiện tượng nổi bật trong lịch sử hội họa cận đại Việt Nam. Các tác phẩm của ông có màu sắc dung dị, ấm áp, nét bút chân thực, khỏe khoắn. Theo năm tháng, các tác phẩm ấy đã góp phần tạo nên diện mạo cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

Nhà thơ Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành, ông sinh năm 1920 tại làng Phù Lai, Quảng Điền, ven Kinh thành Huế. Theo học tại trường Quốc học Huế, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, ngưỡng mộ tấm gương của các trí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, đặc biệt là thông tin về Nguyễn Ái Quốc, chàng trai Nguyễn Kim Thành dần giác ngộ cách mạng.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đã ghi nhận biết bao tấm gương của các anh hùng hào kiệt đứng lên đấu tranh mạnh mẽ, phản kháng lại sự xâm lược, bảo vệ đất nước. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là giai đoạn nổi lên nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh tự phát chống thực dân Pháp. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế gắn liền với tên tuổi của anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám - người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài suốt 30 năm từ năm 1884 đến năm 1931.

Thăng Long - Hà Nội từ lâu đã được mệnh danh là kinh kỳ ngàn năm văn hiến, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh và hun đúc nên những hiền tài lỗi lạc cho đất nước. Trong số những bậc hiền tài xuất chúng, Thám hoa Vũ Phạm Hàm - vị Tam nguyên Thám hoa cuối cùng của lịch sử khoa bảng Việt Nam chính là niềm tự hào của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Đất Thăng Long tự hào là nơi sinh ra và nuôi dưỡng biết bao anh hùng hào kiệt, những con người đã gây dựng, bảo vệ bờ cõi suốt bao thế hệ. Nơi đây còn là quê hương của nhiều nữ sĩ, bậc hiền nhi, hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử. Một trong số những vị hoàng hậu được hậu thế luôn nhớ tới và yêu mến, tôn kính là Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, từ một công chúa tài hoa, thông minh đức hạnh đến một hoàng hậu nhân từ, sắc sảo.

Từ bao đời nay, mảnh đất Thăng Long - Hà Nội là nơi sinh thành, nuôi dưỡng nhiều hiền tài cho đất nước. Lật dở từng trang lịch sử dân tộc, dấu ấn các anh hùng, hào kiệt Thăng Long - Hà Nội vẫn mãi tỏa sáng rạng ngời cùng những chiến công hiển hách. Trong hằng hà những anh hùng, hào kiệt Thăng Long được lịch sử ghi nhận thì Thượng tướng quân Trần Khát Chân - vị danh tướng có công dẹp giặc Chiêm Thành, giữ yên bờ cõi là một minh chứng chân thực.