Cần 26.000 tỷ đồng để đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Đệ trình đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030, định hướng 2045, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, càng sớm đưa đề án vào triển khai thì sẽ càng tăng cơ hội phát huy được lợi thế nguồn nhân lực để phát triển.

Theo dự tính trong đề án, để thực hiện mục tiêu đề ra, tổng mức kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của đề án đến năm 2030 khoảng 26.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước khoảng 17.000 tỷ đồng và nguồn xã hội hóa khoảng 9.000 tỷ đồng.

Liên quan đến nguồn lực để thực hiện đề án, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sẽ huy động cả ngân sách Trung ương, địa phương, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo, cơ sở hỗ trợ đào tạo và các cơ quan, tổ chức, các nguồn vốn ODA và vốn tài trợ trong nước, nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Cuộc đua chip toàn cầu đang nóng lên và Việt Nam có cơ hội đặc biệt để khẳng định mình là một trong những nước tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cuộc đua chip toàn cầu đang nóng lên và Việt Nam có cơ hội đặc biệt để khẳng định mình là một trong những nước tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong kỳ điều hành chiều nay (9/5), giá xăng trong nước được dự báo có thể giảm mạnh tới hơn 1.000 đồng/lít.

Tính đến trưa ngày 9/5, giá vàng SJC tiếp tục lập đỉnh mới, đã vượt mốc 88 triệu đồng/ lượng bán ra.

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất cả nước.

Tiền điện tháng 4 của nhiều hộ dân ở TP.HCM và Hà Nội tăng 20-50% so với tháng 3 và gấp đôi các tháng trước đó. Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao được lý giải do nắng nóng. Bài toán tiết kiệm điện tiếp tục được đặt ra với nhiều hộ gia đình.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng hoạt động sản xuất tại châu Á trong năm nay lên 4,5%, cao hơn 0,3% so với dự báo đưa ra sáu tháng trước.

Trung Quốc là một trong những nước mua nhiều vàng nhất, bổ sung vào dự trữ quốc gia liên tục từ năm 2022 đến nay. Trong tháng 4/2024, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mua vàng bổ sung vào dự trữ đến tháng thứ 18 liên tiếp, dù rằng tốc độ mua đã có phần chững lại trong bối cảnh giá vàng lập nhiều kỷ lục mới.