Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Chương trình hành động của Thành phố Hà Nội thực hiện nghị quyết về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước sẽ góp phần tạo lập môi trường mới để thu hút, khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ trí thức đang làm việc trên địa bàn Thủ đô.

Chiều 9/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Nghị quyết số 23 ngày 16-11-2023 của Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Chỉ thị số 30 ngày 19-2-2024 của Thành ủy Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” toàn thành phố.

Chủ trì tại điểm cầu trụ sở Thành ủy có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cùng lãnh đạo các ban Đảng Thành ủy, thường trực HĐND, UBND thành phố.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu trụ sở Thành ủy Hà Nội kết nối đến 618 điểm cầu quận, huyện, thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy; các đoàn thể chính trị - xã hội, sở, ban, ngành thành phố; các xã, phường, thị trấn.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến với hơn 29 nghìn người tham gia. Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong hoan nghênh các đơn vị tổ chức hội nghị trực tuyến để nâng cao hiệu quả việc học tập, triển khai các chỉ thị, nghị quyết quan trọng của Trung ương và Thành phố. Đối với Chỉ thị số 30, Phó Bí thư Thành uỷ nhấn mạnh, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên.

Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiếp thu đầy đủ những nội dung quán triệt tại hội nghị.

Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiếp thu đầy đủ những nội dung quán triệt tại hội nghị này nhằm thống nhất cao về nhận thức và hành động, kịp thời cụ thể hóa, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động tại cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời khẩn trương xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, đề án cụ thể, phân công, phân nhiệm với lộ trình rõ ràng, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, để nghị quyết của Đảng thấm đến từng người dân, đi vào thực tiễn cuộc sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều nay (20/5), Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội. Sau khi nghị quyết được thông qua, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng nay (20/5), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Trước giờ khai mạc kỳ họp, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sáng nay (20/5), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội từ 20/5 đến sáng 22/5.

Sáng 19/5, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan nhằm rà soát công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV.

Ngày mai (20/5), dự kiến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ chính thức khai mạc. Trong 26,5 ngày làm việc, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định rất nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung về công tác nhân sự.