Hà Nội đang cao điểm của dịch bệnh tay chân miệng

Theo báo cáo của CDC Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12-19/4), trên địa bàn thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước. Tháng 4 và 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc và ổ dịch.

CDC Hà Nội khuyến cáo các quận, huyện, thị xã cần tiếp tục tổ chức tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch.

Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 778 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023)

Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 778 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023), 18 ổ dịch tay chân miệng. Hiện, 10 ổ dịch đang hoạt động tại các quận, huyện: Ba Vì, Thanh Oai, Phúc Thọ, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng.

Không riêng Hà Nội, tại miền Bắc, số ca mắc tay chân miệng cũng đang gia tăng

Không riêng Hà Nội, tại miền Bắc, số ca mắc tay chân miệng cũng đang gia tăng. Từ đầu năm 2024 đến nay, khu vực miền Bắc đã ghi nhận 1.796 ca, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo các chuyên gia, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, trẻ lớn ít gặp hơn. Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... sẽ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, trẻ lớn ít gặp hơn

Để chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện 4 cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả: Giữ vệ sinh cá nhân, Giữ vệ sinh ăn uống, Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt của trẻ; Tình trạng sức khỏe của trẻ cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị các trường hợp bệnh tay chân miệng, tránh lây nhiễm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại lộ Chu Văn An, nay là đường Phạm Tu, thuộc huyện Thanh Trì, có chiều dài 2.5km, được đầu tư xây dựng rộng đẹp với 4 làn xe cùng hạ tầng đồng bộ. Nhưng nhiều năm qua, tuyến đường này bị đổ trộm rác thải, gây ô nhiễm môi trường.

Từ nay đến ngày 4/5, tại thành phố Hà Nội xuất hiện mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh, tiềm ẩn nguy cơ úng ngập, sạt lở đất.

Chiều nay 02/05, đoàn công tác của Bộ Công an với khoảng 100 đại biểu - là đại diện Công an các tỉnh, thành phố đã có buổi tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu tại Công an phường Dịch Vọng Hậu - quận Cầu Giấy. Đến dự có đại diện các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội.

Dự án đường trục phía Nam Thủ đô, đoạn đi qua huyện Phú Xuyên dài gần 9km. Sau thời gian dài 'đắp chiếu' để chờ mặt bằng sạch, gần đây, địa phương đã nối lại thi công. Tuy nhiên, vẫn còn hai khu vực chưa thể giải phóng mặt bằng, có thể gây ảnh hưởng tới khả năng thông xe toàn tuyến được thành phố gia hạn trong năm 2025.

Sau phản ánh về tình trạng xe ô tô đỗ, dừng trái phép dưới lòng đường Nghiêm Xuân Yêm, đoạn gần khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim đã tiến hành giải tỏa, xử lý vi phạm. Bước đầu ghi nhận kết quả tích cực, tình hình trật tự đô thị tại khu vực này đã dần đi vào nề nếp.

Sáng nay (2/5), Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã trình bày Đề cương tổng quát Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố.