Khai mạc lễ hội du lịch làng nghề Vạn Phúc

Tối ngày 27/10, UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023 với chủ đề 'Vạn Phúc - Sắc màu hội nhập'.

Dự lễ khai mạc có đại diện cục kinh tế hợp tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó ban trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo thành uỷ Phạm Thanh Học, Lãnh đạo sở Công thương, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Phạm Văn Chiến cho biết, tuần lễ Văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023 nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam và Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023. Qua đó, thúc đẩy bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; hình thành giá trị văn hóa đương đại làng nghề Việt Nam, thông qua việc lấy các làng nghề của Hà Nội trong đó có quận Hà Đông làm trung tâm để lan tỏa đến các địa phương khác.

Tuần lễ Văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc diễn ra đến ngày 2/11 với nhiều sự kiện hấp dẫn, như: Lễ rước tôn vinh Tổ nghề dệt lụa Vạn Phúc; Chương trình “Duyên dáng lụa Hà Đông” với cụm hoạt động Hội thi sản phẩm làng nghề; trình diễn, giới thiệu mẫu thiết kế xuất sắc; sân khấu hóa các thao tác nấu kén, quay tơ, dệt lụa.

Bên cạnh các hoạt động tôn vinh, quảng bá, xuyên suốt Tuần văn hóa là các hoạt động du lịch - thương mại tập trung tại Phố Lụa, phố ẩm thực Cầu Am, phố hoa sinh vật cảnh - đồ cổ, đồ xưa… góp phần tăng sức hấp dẫn cho sự kiện.

Thông qua Tuần Văn hóa, UBND quận Hà Đông mong muốn lan tỏa tới du khách trong và ngoài nước, nhân dân các địa phương về nét văn hóa đặc sắc của làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc, qua đó, phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh địa phương trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo; nâng cao vị thế công nghiệp văn hóa Thủ đô và quận Hà Đông.

Tại sự kiện, quận Hà Đông đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng ghi danh di sản văn hóa phi vật thể nghề dệt lụa Vạn Phúc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã tìm ra cách dệt lụa mới bằng việc biến con tằm thành… “những người thợ dệt trung thành”, cũng là người tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi.

Ngày 16/4, tại khu phố Đông Khê (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ. Đây được ví như là địa chỉ đỏ trong bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.

Làng Vạn Phúc thuộc địa phận quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km, nổi tiếng với nghề dệt lụa từ ngàn đời. Những năm gần đây, bên cạnh việc sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng dệt may truyền thống, làng Vạn Phúc còn phát triển du lịch, trở thành một địa điểm được du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Với bề dày truyền thống, Lễ hội làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt.