Khúc tráng ca Điện Biên Phủ qua tranh vẽ Panorama

Nếu ai đã từng đến Điện Biên, hẳn không thể bỏ qua tranh vẽ Panorama - một tác phẩm nghệ thuật được đầu tư công phu, sống động, ghi dấu những giá trị về lịch sử và truyền thống chiến đấu anh dũng của quân và dân ta.

Bức tranh tròn Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” đang trưng bày tại Bảo tàng Điện Biên Phủ là bức tranh toàn cảnh đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến năm 2024. Đây là bức tranh có quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong ba bức tranh tròn về chiến tranh lớn nhất trên thế giới. Bức tranh đã tái hiện toàn cảnh “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, được ví như một câu chuyện  trận chiến: có trường đoạn, bi tráng, hào hùng... khắc họa chân dung của hơn 4.500 nhân vật giữa khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và chiến trường Điện Biên khốc liệt của 70 năm về trước.

Bức tranh được trưng bày trên không gian 360 độ, tạo cho người xem một cái nhìn đầy đủ, trực quan và sinh động và tự hào về chiến thắng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam.

Tái hiện lịch sử chân thực qua tranh Panorama

Từ 10 năm trước, khi xây dựng Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, ý tưởng thực hiện bức tranh panorama đã được đưa vào trong thiết kế. Họa sĩ  Nguyễn Văn Mạc, Giám đốc Công ty Bảo tồn di sản văn hóa, “kiến trúc sư trưởng” của công trình, đã đứng ra tập hợp gần 200 họa sĩ để vẽ nên bức tranh này. Phải mất 9 năm để nhóm tác giả hoàn thành được bức tranh.

Họa sĩ Nguyễn Văn Mạc cho biết, để làm nên bức tranh này, những người viết nội dung khoa học lịch sử, những họa sĩ, những nhà điêu khắc, những nghệ nhân… đã cùng nhau ngày đêm miệt mài sáng tạo, bằng tất cả bút pháp về hội họa, sắp đặt, ánh sáng, âm nhạc… để làm nên một công trình tổng hòa nghệ thuật mang tầm cỡ lớn.

Gần 200 họa sĩ được huy động để vẽ nên bức tranh này và phải mất 9 năm để nhóm tác giả hoàn thành.

Bức tranh panorama trận chiến Điện Biên Phủ được coi là một trong những bức tranh lớn nhất thế giới về đề tài chiến tranh. Với chiều dài kỷ lục cùng phần mái vòm liền kề thể hiện mây, trời, diện tích bề mặt của bức tranh lên đến 3.250m2, thể hiện lên toàn bộ bề mặt phía trong tầng trên cùng của bảo tàng.

Ông Vi Kiến Thành, nguyên Cục trưởng Cục Mỹ thuật Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam - Cục trưởng Cục Điện ảnh - Bộ VH TT&DL, cho biết bức tranh có chiều cao 20m, chiều dài 130m. Đây là một kỷ lục hiếm có ở Việt Nam, đã diễn tả sinh động, đúng với tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta. Ông Thành đánh giá đây là một tác phẩm sẽ để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người xem khi tới thăm Bảo tàng Điện Biên Phủ.

Hơn 4.500 nhân vật và khung cảnh núi rừng Tây Bắc được tái hiện một cách chân thực và sống động. Tác phẩm được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên nền vải toan, trong không gian 360 độ. Các giai đoạn của Chiến dịch được tái hiện liên hoàn, kết hợp với các khối nổi và nhiều dụng cụ trong chiến tranh như súng ống, đạn dược, xe pháo, lều bạt và cả xác lính được sắp đặt như thật, chuyển tiếp một cách ăn nhập với hình ảnh trong tranh, đã tạo nên một không gian vừa thực lại vừa ảo, gây ấn tượng mạnh với thị giác người xem.

Dù đã trực tiếp tham gia vào công tác tư vấn, chỉnh sửa với các họa sĩ, nhưng nhiều chiến sĩ Điện Biên năm xưa đã chia sẻ rằng, khi nhìn thấy bức tranh hoàn thiện, cảm xúc của họ thật khó tả, vừa dạt dào và xúc động như mình mới tham dự chiến dịch gần đây chứ không phải cách đây 70 năm. Toàn bộ nội dung bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ như làm sống lại thời kỳ chiến đấu hào hùng ấy.

Bức tranh có chiều dài 132m, cao hơn 9m cùng phần mái vòm liền kề thể hiện mây, trời, diện tích bề mặt của bức tranh lên đến 3.250m2.

Dấu ấn Điện Biên Phủ

Bức tranh panorama về Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ giúp những người chiến sĩ năm xưa hình dung lại một cách sinh động những trận đánh khốc liệt, khát vọng tự do, mà còn truyền lại những giá trị thiêng liêng ấy cho lớp lớp thế hệ về sau. Bức tranh không chỉ mang giá trị về lịch sử, mà còn là thông điệp về khát vọng hòa bình, tinh thần đoàn kết, đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân ta, là điểm nhấn mới cho du lịch Điện Biên ngày nay.

Năm 2022, bức tranh được trưng bày cố định tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, và hiện đang là một trong những điểm nhấn ấn tượng nhất của Bảo tàng này. Từ khi có bức tranh, lượng khách đến Bảo tàng Điện Biên Phủ tăng lên đáng kể, vào những dịp cao điểm, nhiều người phải xếp hàng để được vào chiêm ngưỡng bức tranh.

Du khách được trở về chiến trường năm 1954 theo 4 trường đoạn từ ngày toàn quân lên đường ra trận đến ngày giành chiến thắng, lá cờ tung bay trên hầm Đờ cát... Hình ảnh, âm thanh kết hợp với lời thuyết minh mang đến cho du khách một cái nhìn toàn cảnh về trận chiến Điện Biên Phủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhằm tăng cường phát triển và hợp tác ngành điện và năng lượng, chiều 17/5, tại Hà Nội đã diễn ra diễn đàn hợp tác phát triển ngành điện lực Trung Quốc - ASEAN và kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc. Sự kiện do Hội điện lực Việt Nam, Bộ công thương, Vietfair phối hợp với Hội đồng điện lực Trung Quốc, Cục năng lượng quốc gia Trung Quốc tổ chức.

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều địa phương tại Hà Nội đã tổ chức trao huy hiệu Đảng cho các đảng viên.

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều đoàn cán bộ, nhiều địa phương đã tổ chức hoạt động về nguồn, dâng hương và học tập tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông.

Góp sức vào tuyến vận tải huyền thoại đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh, cách đây 53 năm, hơn 500 nữ thanh niên của tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) đã xung phong lên đường nhập ngũ và lấy tên là Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc. Họ là những nữ thanh niên đầu tiên của miền Bắc được chi viện cho tuyến vận tải huyết mạch đường Trường Sơn để phục vụ cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.

Sau khi nhập ngũ, các tân binh sẽ có 3 tháng huấn luyện chiến sĩ mới, học tập về chính trị, quân sự, rèn luyện về thể lực, tính kỷ luật, sau đó tiếp tục được phân về các đơn vị để vừa huấn luyện chuyên sâu, thực hiện nhiệm vụ.

Lãnh đạo hai thành phố nhất trí tiếp tục nỗ lực, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai địa phương, đưa quan hệ Hà Nội - Bắc Kinh trở thành hình mẫu về hợp tác địa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.