Mẫu biểu trưng tuyên truyền 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005 về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là mẫu biểu trưng của tác giả Tô Minh Trang (Hà Nội).

Bộ VHTTDL đề nghị các tổ chức, cá nhân sử dụng mẫu biểu trưng (logo) này theo đúng thông số thiết kế để đảm bảo tính chuẩn xác và thống nhất.

Mẫu logo được thiết kế từ con số 70 cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều từ hai nét, thể hiện ý tưởng về quá trình gian khổ vượt qua mọi khó khăn và lòng quyết tâm của quân dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

Mẫu biểu trưng tuyên truyền 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Nét con số 70 được đổ màu theo đa hướng để tạo cảm giác thị giác lung linh huyền ảo, thể hiện tinh thần hân hoan mừng vui chiến thắng của cả dân tộc.

Nền con số 0 là hình tượng chiến thắng của chiến sĩ Điện Biên. Toàn bộ nội dung chữ có màu xanh dương thể hiện hòa bình và đặc trưng núi rừng Tây Bắc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.