Nắng nóng có thể gây thiệt hại kinh tế nghìn tỷ USD

Các đợt nắng nóng đang xảy ra thường xuyên hơn với cường độ gay gắt hơn, không chỉ đe dọa sức khỏe, tính mạng của hàng triệu lao động, mà còn tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và nông nghiệp. Nắng nóng có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.

Số người nhập viện gia tăng, hoạt động sản xuất trong ngành xây dựng giảm mạnh, sản lượng nông nghiệp giảm và thậm chí gây thiệt hại trực tiếp tới hạ tầng cơ sở.

Sản lượng nông nghiệp giảm do các đợt nắng nóng khắc nghiệt

Khi nắng nóng cực độ, chúng tôi không thể sản xuất được rau quả chất lượng tốt, đó là hậu quả của nắng nóng. Nông dân phải chịu thiệt, giá thấp vì chất lượng kém.

Ông Piling Payuyao (nông dân Philippines).

Khoảng 2,4 tỷ người lao động toàn cầu (tương đương hơn 70% lực lượng lao động) phải làm việc trong nắng nóng vượt ngưỡng chịu đựng.

Khoảng 2,4 tỷ người lao động toàn cầu phải làm việc trong nắng nóng vượt ngưỡng chịu đựng
Mỗi năm có gần 23 triệu trường hợp bị tổn hại sức khỏe và khoảng 19.000 ca tử vong do làm việc trong điều kiện khắc nghiệt này

Mỗi năm có gần 23 triệu trường hợp bị tổn hại sức khỏe và khoảng 19.000 ca tử vong do làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt này. Hơn 26 triệu người sống chung với các bệnh mãn tính liên quan tới các điều kiện nhiệt độ bất lợi ở nơi làm việc.

Khi nắng nóng gay gắt, chúng tôi mất sức, đổ mồ hôi, khó làm việc. Công việc vốn có thể hoàn thành nhanh chóng, nhưng cũng không thể thực hiện được nữa. Đổ mồ hôi nhiều nên chúng tôi nổi mẩn ngứa và đôi khi cảm thấy chóng mặt.

Anh Sudhir Rajbhar (công nhân xây dựng ở Ấn Độ).

Dự báo, đến năm 2030, các đợt nắng nóng có thể làm giảm hơn 2% số giờ lao động trên toàn cầu, gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 2.400 tỷ USD.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) dự báo, đến năm 2030, các đợt nắng nóng có thể làm giảm hơn 2% số giờ lao động trên toàn cầu, tương đương với 80 triệu công việc toàn thời gian, gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 2.400 tỷ USD, cao gấp gần 10 lần so với mức thiệt hại năm 1995.

Trước thực trạng này, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã kêu gọi các quốc gia cần chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với khí hậu cực đoan có thể xảy ra trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các nhà khoa học hôm 16/5 cho biết gần 2/3 số rạn san hô trên thế giới đã phải chịu áp lực nhiệt độ cao đến mức gây ra hiện tượng tẩy trắng trong năm qua. Nhiệt độ đại dương tăng lên mức cao kỷ lục là do biến đổi khí hậu kết hợp với kiểu khí hậu El Nino.

Slovakia đang “trên bờ vực của một cuộc nội chiến” vì căng thẳng chính trị. Cảnh báo trên được Bộ trưởng Nội vụ Slovakia đưa ra chỉ một ngày sau vụ ám sát thủ tướng nước này Robert Fico.

Giới chức Slovakia cho biết, Thủ tướng nước này, ông Robert Fico, vẫn đang ở trong tình trạng “khá nghiêm trọng” dù đã qua cơn nguy kịch.

Với 224 phiếu ủng hộ và 187 phiếu chống, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật Ủng hộ Hỗ trợ An ninh Israel. Dự luật này sẽ ngăn Tổng thống Joe Biden đóng băng các khoản viện trợ quân sự cho Israel, gồm lô hàng 3.500 quả bom mà ông tạm dừng mới đây.

Trong các phiên điều trần tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc diễn ra ngày 16/5, Nam Phi tiếp tục kêu gọi cơ quan này ra lệnh ngừng bắn ở Gaza nhằm ngăn chặn hoạt động quân sự của Israel tại thành phố Rafah, phía Nam vùng đất này.

Ngày 16/5, tại Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra lễ khai mạc Năm Văn hóa Nga - Trung Quốc và buổi hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga - Trung Quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự sự kiện.