Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng miếng

Thông báo vừa được Ngân hàng Nhà nước phát đi trưa 25/4 cho biết, phiên đấu thầu vàng miếng SJC ngày 25/4 đã bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Trước đó, phiên thầu đầu tiên đáng lẽ diễn ra ngày 22/4 cũng bị hủy do không có đủ số thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền cọc. Đồng nghĩa với việc, chỉ trong một tuần, cơ quan điều hành đã hai lần hủy phiên đấu thầu vàng miếng.

Khi được hỏi về nhu cầu tham gia đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước, một trong 38 doanh nghiệp kinh doanh vàng trên thị trường hiện nay cho biết, họ không mặn mà bởi đặc thù kinh doanh là mặt hàng trang sức nên không có nhu cầu tích trữ lượng vàng miếng cao như vậy.

Bà Phạm Thị Thanh Huyền - Quản lý kinh doanh miền Bắc, Công ty TNHH Vàng Bạc Đá quý Huy Thành cho biết: "Doanh nghiệp chúng tôi không quá quan tâm đến việc kinh doanh về vàng miếng bởi định hướng khách hàng của chúng tôi là những người quan tâm các sản phẩm thời trang, cho nên nhu cầu tích trữ vàng miếng vẫn có nhưng không cao so với doanh nghiệp chúng tôi".

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng trên thị trường có đặc thù kinh doanh là mặt hàng trang sức.

Theo giới chuyên môn phân tích, tại thời điểm đấu giá ngày 23/4, giá vàng thế giới đã giảm 30 USD/ounce, nên giá vàng trong nước lúc này là 80,6 triệu đồng/lượng. Thế nên, việc đấu thầu với mức giá khởi điểm là 81,3 triệu đồng/lượng đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước công nhận đây là giá thị trường, đi ngược lại hoàn toàn mục tiêu kéo giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Trong khi, đơn vị trúng thầu giá phải cao hơn giá sàn thì có rủi ro lớn và sẽ bị lỗ.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã không tuân thủ đúng nguyên tắc đấu thầu khi công bố giá đặt cọc, tham chiếu là 80,7 triệu đồng/lượng, nhưng trước khi đấu thầu lại nâng giá sàn (tối thiểu) lên 81,3 triệu đồng/lượng. Mục tiêu của đấu thầu vàng là để tăng nguồn cung vàng cho thị trường, giảm chênh lệch giá SJC với giá thế giới nhưng sau khi đấu thầu xong, giá SJC vẫn có thời điểm tăng thêm gần 2 triệu đồng/lượng. Đồng nghĩa với việc, sau ba phiên đấu thầu dự kiến, một phiên đấu thầu thành công với 1/5 lượng vàng trúng thầu, mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra vẫn chưa có tác động lên thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến trưa ngày 9/5, giá vàng SJC tiếp tục lập đỉnh mới, đã vượt mốc 88 triệu đồng/ lượng bán ra.

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất cả nước.

Tiền điện tháng 4 của nhiều hộ dân ở TP.HCM và Hà Nội tăng 20-50% so với tháng 3 và gấp đôi các tháng trước đó. Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao được lý giải do nắng nóng. Bài toán tiết kiệm điện tiếp tục được đặt ra với nhiều hộ gia đình.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng hoạt động sản xuất tại châu Á trong năm nay lên 4,5%, cao hơn 0,3% so với dự báo đưa ra sáu tháng trước.

Trung Quốc là một trong những nước mua nhiều vàng nhất, bổ sung vào dự trữ quốc gia liên tục từ năm 2022 đến nay. Trong tháng 4/2024, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mua vàng bổ sung vào dự trữ đến tháng thứ 18 liên tiếp, dù rằng tốc độ mua đã có phần chững lại trong bối cảnh giá vàng lập nhiều kỷ lục mới.

Chiều 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã công bố kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5 với hơn 20% lượng vàng trúng thầu, giá trúng thầu duy nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn khoảng 800.000 đồng/lượng so với giá các doanh nghiệp vàng mua vào trên thị trường (85,3 triệu đồng/lượng).