Nghệ nhân 'dạy tằm dệt lụa, bắt sen nhả tơ'

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã tìm ra cách dệt lụa mới bằng việc biến con tằm thành… “những người thợ dệt trung thành”, cũng là người tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận năm nay đã 70 tuổi, nhưng với nghề dệt truyền thống, bà vẫn đam mê và gắn bó với nghề. Đỉnh cao trong nghề dệt tơ lụa là bà đã tìm ra cách biến con tằm thành… “những người thợ dệt trung thành”, là người tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi. Mọi công đoạn bà vẫn đều tự tay làm chỉn chu cẩn thận nhất, cũng là để truyền dạy nghề cho các con, các cháu và những nhân công trong xưởng của mình.

Dày công tạo ra hai sản phẩm độc đáo, riêng có của làng nghề dệt truyền thống Phùng Xá, bà Thuận mong muốn nghề truyền thống quê hương được nhiều người biết đến. Tới đây, khi tuyến du lịch kết nối trung tâm Hà Nội - ba làng nghề phía Nam của Thủ đô trong Con đường di sản Nam Thăng Long đi vào hoạt động, mong ước của bà sẽ có cơ hội trở thành hiện thực.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận 'dạy tằm dệt lụa, bắt sen nhả tơ'.

Di tích đình Thôn Hạ ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, thờ thành hoàng làng nghề dệt Phùng Xá. Tương truyền với Thần thông phả sĩ của ngài mà nhiều đời dân làng ở đây học và theo được nghề.

Phùng Xá vốn được coi là thủ phủ dâu tằm của miền Bắc và là làng nghề dệt duy nhất mà người dân thực hiện từ khâu trồng dâu, nuôi tằm, cho đến se tơ, dệt lụa… Đây là điểm đặc biệt và thú vị, bởi vậy làng đã được Sở Du lịch Hà Nội lựa chọn là điểm đến cuối cùng trong tuyến du lịch con đường di sản Nam Thăng Long, nơi du khách có thể khám phá một làng nghề truyền thống cổ xưa.

Sở Du lịch Hà Nội vừa công bố Tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội - Điểm về nguồn cội, với ba điểm đến du lịch đại diện ở ba huyện ngoại thành là đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai) gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ; làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) nổi tiếng bởi sự hấp dẫn về màu sắc và cách sắp đặt tăm hương; điểm cuối trong hành trình là làng nghề dệt (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 16/4, tại khu phố Đông Khê (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ. Đây được ví như là địa chỉ đỏ trong bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.

Làng Vạn Phúc thuộc địa phận quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km, nổi tiếng với nghề dệt lụa từ ngàn đời. Những năm gần đây, bên cạnh việc sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng dệt may truyền thống, làng Vạn Phúc còn phát triển du lịch, trở thành một địa điểm được du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Với bề dày truyền thống, Lễ hội làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt.

Sở NN&PTNT Hà Nội đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024.