Phim remake Việt 'bại nhiều hơn thắng'

Việc remake các bộ phim quốc tế nổi tiếng đang dần trở thành xu hướng của điện ảnh Việt, nhưng không phải bộ phim nào cũng thành công.

Án mạng lầu 4 (2024)

Án mạng lầu 4” là tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn, đánh dấu lần đầu tiên ca sĩ Lương Bích Hữu bén duyên với màn ảnh rộng. Tuy nhiên, sau chưa đầy một tuần khởi chiếu, tác phẩm nhận về những nhận xét không mấy tích cực về nội dung phim.

Bộ phim được chuyển thể từ phiên bản gốc của Iran có tên “Melbourne”. Tác phẩm kể về đôi vợ chồng trẻ đang trong quá trình chuẩn bị đi Canada để lao động, định cư thì một đứa trẻ xa lạ, được họ trông hộ bỗng dưng đột tử.

“Án mạng lầu 4” là một tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn, đánh dấu lần đầu tiên ca sĩ Lương Bích Hữu bén duyên với màn ảnh rộng.

Tuy nhiên, ở phiên bản Việt, cặp vợ chồng do Thắng (Trương Thế Vinh thủ vai) và Đình Đình (Lương Bích Hữu đóng) lại không tạo ra được cảm giác căng thẳng, kịch tích mà phiên bản gốc từng thể hiện. Điều này được cho rằng đến từ việc kịch bản remake chưa chặt chẽ về tình tiế, diễn xuất của các diễn viên chưa thực sự tạo được điểm nhấn, các câu thoại đặt trong bối cảnh Việt rời rạc, lủng củng.

Dẫu vậy, đánh giá đây là một bộ phim Việt ở mức khó chấp nhận thì cũng không hẳn, bởi phần thiết kế bối cảnh, dàn cảnh hay dựng phim vẫn khá chỉn chu so với một số bộ phim Việt “remake’” khác. Bộ phim chỉ thu về hơn 1,6 tỷ đồng sau 5 ngày khởi chiếu.

Song song (2021)

Thêm một bộ phim Việt được “remake” có mặt Trương Thế Vinh là “Song song” của đạo diễn Nguyễn Hữu Hoàng. Bộ phim có sự tham gia của diễn viên Nhã Phương sau thời gian dài tạm vắng bóng để chăm lo cho cuộc sống cá nhân.

Nếu như chưa từng xem phiên bản gốc thì “Song song” được cho là đã làm tốt nhiệm vụ khi có kịch bản thu hút, địa điểm quay phù hợp.

So với phiên bản gốc từ Tây Ban Nha mang tên “Mirage”, “Song song” được nhận xét là khá kiên cưỡng và thiếu hụt cảm xúc.

Bộ phim khai thác câu chuyện về đôi vợ chồng Trang ( do Nhã Phương thủ vai) cùng chồng tên Quân (do Trương Thế Vinh đóng) sống cuộc sống hạnh phúc cùng cô con gái nhỏ mang tên Cún (Bảo Tiên đóng). Tuy nhiên khi chuyển về căn nhà mới, Trang (Nhã Phương) lại phát hiện ra mình có thể kết nối được với chủ cũ của căn nhà - cậu bé Phong qua chiếc tivi cũ. Từ đây, những bí mật rùng rợn về căn nhà thông qua góc nhìn của Trang dần dần được hé lộ.

Nếu như chưa từng xem phiên bản gốc thì “Song song” được cho là đã làm tốt nhiệm vụ khi có kịch bản thu hút, địa điểm quay phù hợp, tạo cảm giác ma mị, thể loại phim trải dài từ trinh thám, kỳ ảo, kinh dị cho đến tình cảm gia đình,...

Nhưng so với “Mirage”, “Song song” lại mắc lỗi về thiết kế mỹ thuật và hình ảnh, thậm chí nhiều cảnh phim được khán giả nhận xét là mờ mịt, hay nhiều đoạn nhịp phim nhanh, “hụt” cảm xúc. Bộ phim chỉ mang về doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng.

Tiệc trăng máu (2020)

Khi nhắc đến trào lưu “remake” phim tại Việt Nam, không thể không nhắc đến bộ phim “Tiệc trăng máu” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.

“Tiệc trăng máu” được lấy cảm hứng từ phiên bản gốc năm 2016 mang tên “Perfetti sconosciuti” (Perfect Strangers) của Italia.

“Perfetti sconosciuti” (Perfect Strangers) của Italia được kỷ lục Guinness ghi nhận là bộ phim được remake nhiều nhất. Hiện nay phim đã có hơn 20 phiên bản chuyển thể khác nhau ở nhiều quốc gia cũng như vùng lãnh thổ, bằng nhiều ngôn ngữ.

Phim kể về nhóm bạn gồm bốn người đàn ông chơi thân với nhau từ lúc nhỏ tới khi có người yêu, lập gia đình. Tuy nhiên, mọi bí mật bắt đầu được phơi bày bởi trò chơi công khai tin nhắn, cuộc gọi điện thoại khi cả nhóm tụ tập tại nhà của một thành viên.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã lựa chọn mang thể loại "hài đen" (dark comedy) về Việt Nam, chủ yếu gửi gắm các thông điệp, nội dung phim qua những câu chuyện nhằm châm biếm thói hư tật xấu của con người. Sau khi ra rạp, bộ phim đã thu về hơn 172 tỷ đồng.

Sở dĩ phim đạt được thành công này là bởi 2 yếu tố chính: có kịch bản tốt, sở hữu dàn diễn viên thực lực như Kiều Minh Tuấn, Kaity Nguyễn, Thái Hòa, Đức Thịnh, Hồng Ánh, Thu Trang và Hứa Vĩ Văn. Cùng với việc lựa chọn ra mắt phim vào đúng điểm rơi, sau đợt giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19 (cuối tháng 10/2020), đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả nên phim dễ dàng đạt doanh thu tốt.

Việc Việt hóa nội dung và lời thoại sao cho gần gũi với khán giả Việt hay phần hình ảnh đẹp mắt được coi là những yếu tố khiến bộ phim tạo được tiếng vang và trở thành phim Việt remake ăn khách nhất lịch sử phòng vé tính đến nay.

Việc remake phim được cho là “con dao hai lưỡi” khi có thể tận dụng được kịch bản của các bộ phim vốn đã nổi tiếng ở quốc tế nhưng mặt khác cũng sẽ khiến bộ phim nhận về nhiều phản ứng tiêu cực nếu không khai thác tốt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Là một trong những bộ phim được giới phê bình đánh giá cao nhưng ‘Furiosa: Câu chuyện từ Max điên’ lại đang gây thất vọng khi vừa bị rút khỏi 880 rạp ở Mỹ.

Mùa hè năm nay, tác phẩm thanh xuân ‘Thất nguyệt và An sinh’ từng khiến nhiều khán giả thổn thức sẽ quay trở lại với bản Hàn mang tên ‘Tri kỷ’.

Người hâm mộ lại được dịp bàn luận sôi nổi trước thông tin DaHuyn (nhóm nhạc Twice) và Jin Young (nhóm nhạc B1A4) sẽ vào vai diễn viên chính bản Hàn của bộ phim từng gây bão khắp Châu Á ‘Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi’.

Trở lại sau phần phim đầu tay cách đây 9 năm, 'Inside Out 2' hiện đang là bộ phim hoạt hình được nhiều khán giả mong chờ.

Vào nửa cuối tháng 6 tới, một tác phẩm hoạt hình thú vị mang tên ‘Trư Bát Giới: Đại náo thế giới mới’ sẽ được ra mắt khán giả Việt. Đặc biệt, nhân vật chính của bộ phim - Trư Bát Giới sẽ do 'nam thần thanh xuân' Hứa Quang Hán lồng tiếng.

Bên cạnh chất liệu hành động, hài hước được giữ vững trong cả ba phần phim trước đó, bộ phim ‘Bad boys: Ride or die’ còn nhận được sự trông đợi của khán giả khi có sự bảo chứng về diễn xuất của bộ đôi Will Smith và Martin Lawrence.