Thăm cõi Bác xưa

Trong suốt 24 năm làm Chủ tịch nước (02/9/1945 - 02/9/1969) nhưng Bác Hồ chỉ có hai lần sinh nhật đặc biệt là lần đầu tiên của cuộc đời làm lãnh tụ (19/5/1946) và lần tổ chức cuối cùng (19/5/1969). Cứ mỗi dịp đến ngày sinh nhật của Bác, ai cũng muốn có món quà kính tặng Bác nhưng Bác từng nói “Món quà quý giá nhất đối với tôi là những báo cáo thành tích thi đua ái quốc”.

Khi đi vào cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước và cho dân tộc một di sản vô giá. Đó là nơi ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch, nơi gắn bó với Người trong suốt 15 năm (1954-1969) nơi đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng, nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

Nơi đó có ngôi nhà sàn, ao cá, vườn cây, đường xoài, giàn hoa, vườn quả… tất cả đều hài hòa với nhau, tạo nên cảnh non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Trong những di sản đó có khu vườn hiện có tên gọi đặc biệt: vườn quả Bác Hồ. Nơi đây mỗi di tích, mỗi cây trồng trong vườn Bác cũng đều mang một câu chuyện, một bài học sâu sắc, thấm đượm tính nhân văn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những người lính Hà Nội đi đến đâu cũng thường được coi là lính cậu, chính vì bản chất là trai thành phố. Nhưng không phải vậy, các anh đều có những phẩm chất riêng như thông minh, sáng tạo, dũng cảm và cũng rất tình nghĩa. Những người lính nghệ sĩ như nhạc sĩ Trương Quý Hải, doanh nhân như Trần Hữu Quân, Nguyễn Công Chiến khi lên đường bảo vệ Tổ quốc đều sẵn sàng hy sinh chính bản thân mình.

Trong tiếng Hy Lạp, panorama là mô phỏng bao quát toàn cảnh trong một không gian bất kỳ. Rất nhiều hình ảnh đều sẽ được ghi lại trong một góc rộng, ít nhất là bằng hoặc lớn hơn tầm nhìn của đôi mắt con người. Đó là lý thuyết. Thực tế thì ngay tại đây, lần đầu tiên người Việt Nam và du khách quốc tế được chiêm ngưỡng một tác phẩm panorama hùng tráng trên chính mảnh đất Điện Biên vang danh với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Từng câu chuyện, từng bối cảnh, từng con người trong 56 ngày đêm cuối cùng của chiến dịch đã được ghi lại sống động trong bức tranh toàn cảnh lớn nhất thế giới này.

Sau 70 năm, “hào khí” của chiến thắng Điện Biên phủ và Điện Biên Phủ trên không năm xưa tiếp tục được lan toả, phát huy trong tiến trình xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước. Từ thành phố của lương tri và phẩm giá trong chiến tranh giờ là thành phố hoà bình, thành phố sáng tạo, giữ vai trò kết nối vùng, cả nước và thế giới.

Đầu xuân 1950, cách mạng Việt Nam bước sang một trang hoàn toàn mới khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu thiết lập được quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, Liên Xô và sau đó là một số nước Á, Phi, Mỹ - Latinh. Mùa xuân đó cũng đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc của người thanh niên yêu nước Nguyễn Chí Thanh.

Sự phát triển và thành công hiện nay của thể thao Việt Nam không thể không nhắc tới thể thao quân đội, hay chính xác hơn là những vận động viên mang màu áo lính. Sự góp mặt của thể thao quân đội vào nền thể thao chung của nước nhà, phải nói tới một vị tướng hết sức đặc biệt, đó là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Hà Nội được biết đến là Thủ đô ngàn năm văn hiến và cũng là điển hình cho nét đẹp văn hóa ứng xử của người Việt, với phẩm chất nổi bật là văn minh, thanh lịch. Dù trải qua muôn vàn biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, nhưng cái “chất” thanh lịch vẫn luôn là “hồn cốt” của Hà Nội. Đây là niềm tự hào và giá trị truyền thống quý báu của người dân thủ đô.