Tín dụng tiêu dùng gặp nhiều khó khăn

Tính đến hết tháng 2 vừa qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng âm, giảm 2,8% so với cuối năm trước; nợ xấu tại các công ty tài chính hiện đang ở mức cao gần 15%.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao tính lành mạnh của cho vay tiêu dùng và quy định, thực tiễn thu hồi nợ”, do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kết hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Nhận xét về bối cảnh vĩ mô, đại diện Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp gặp khó trong việc trả lương, thu nhập sụt giảm, cầu tiêu dùng yếu đã tác động không nhỏ dẫn đến việc tăng trưởng tín dụng tiêu dùng ở mức âm.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, số liệu từ 15 công ty cho vay tiêu dùng cho thấy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng ở mức kém, thể hiện sức cầu yếu của nền kinh tế.

Nói về nguyên nhân khiến nợ xấu tại các công ty tài chính ở mức báo động, nhiều ý kiến nhấn mạnh, ngoài những khó khăn chung của nền kinh tế, còn có những yếu tố chủ quan là khách hàng cố tình chây ì, thành lập các hội nhóm “bùng nợ” trên mạng xã hội. Tình trạng rủ nhau “quỵt nợ" vay tiêu dùng tràn lan, không chỉ gây khó cho các công ty tài chính tiêu dùng hoạt động đúng pháp luật mà còn còn tạo ra hệ luỵ với cả người đi vay.

Theo ông Lê Quốc Ninh, Chủ nhiệm CLB Tài chính tiêu dùng, TGĐ Công ty Tài chính Mcredit cho rằng, các hội nhóm rủ nhau trốn nợ đang hoạt động rất tinh vi, gây khó, bởi vậy cần có xử lý hình sự để răn đe...

Tại hội thảo các chuyên gia đều nhấn mạnh việc xử lý nợ xấu, khơi thông dòng vốn tín dụng, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Hiệp hội Ngân hàng đề xuất chấm điểm tín dụng của người dân, tích hợp dữ liệu dân cư, để nhiều người vay vốn thấy hậu quả của việc "trốn nợ", từ đó tháo gỡ nút thắt nợ xấu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vàng SJC hôm nay ở đỉnh cao kỷ lục 86 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo tuần biến động bất ngờ.

Giá vàng trong nước hôm nay tiếp tục neo ở mức cao. Vàng SJC tiến sát mốc kỷ lục 86 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào ngày 3/5 với mức giá tham chiếu là 82,9 triệu đồng/lượng, nhưng phiên đấu thầu tiếp tục bị hủy lần thứ 3. Những nguyên nhân nào khiến các phiên đấu thầu vàng liên tục thất bại?

Giá vàng miếng tăng đột biến ở hầu hết các thương hiệu vàng, với mức tăng cao nhất gần 900.000 đồng/lượng, tiến sát gần 86 triệu đồng/lượng bán ra.

Hôm nay, các thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều, vẫn đang duy trì quanh 85 triệu đồng/lượng.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lần đầu tiên tiền gửi của dân cư tại ngân hàng quay đầu giảm sau khi liên tục tăng trưởng dương 25 tháng liên tiếp trước đó. Không chỉ vậy, tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng giảm hơn 165 nghìn tỷ đồng trong một tháng.