Việt Nam đủ điều kiện công nhận nền kinh tế thị trường
Liên quan đến phiên điều trần, Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ tổ chức phiên điều trần vào ngày 8/5 vừa qua. Đây là bước quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ. Phía Việt Nam đã đưa hồ sơ, lập luận Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để công nhận là nền kinh tế thị trường. Thậm chí Việt Nam còn làm tốt hơn những nước được công nhận nền kinh tế thị trường.
Thực tế 72 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các nước lớn như Anh, Nhật,... Việt Nam tham giá 16 Hiệp định tự do song phương và đa phương trải khắp các châu lục. Việc Hoa Kỳ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ cụ thể hóa hóa hợp tác của các cấp lãnh đạo. Thực tế cho đến nay có 72 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Và việc Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ góp phần cụ thể hóa cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, qua đó thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, mang lại lợi ích thiết thực cho doan nghiệp và người dân hai nước.
Cũng trong buổi họp báo, liiên quan tới phản ứng của Việt Nam trước nội dung báo cáo tự do tôn giáo 2024 của Ủy ban tôn giáo Hoa Kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tín ngưỡng tôn giáo của người dân.
Tại Việt Nam, không có ai bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo, tín ngưỡng và các hoạt động của tổ chức tôn giáo được bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật. Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan mang tính định kiến và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam được nêu trong báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2024 của Ủy ban tự do tôn giáo Hoa Kỳ. Và Việt Nam đã đang và sẽ tiếp tục trao đổi với phía Hoa Kỳ về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau để đóng góp vào đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương và chỉ đạo của Bộ Chính trị. Yêu cầu được đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 9/11.
Tối 9/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Santiago, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile.
Ngày 9/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Giáo dục, phát biểu tại tổ Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, luật ra đời nhận được sự chờ đón rất nhiều của các nhà giáo. Do đó, luật phải làm cho người thầy thực sự phấn khởi, thực sự được tôn vinh, được tạo điều kiện thuận lợi, chứ không để nhà giáo thấy khó khăn hơn khi có quy định mà không làm được.
Sáng 9/11, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Tham dự có Tổng Bí thư Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài.
Sáng 9/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm.
Chiều 9/11, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin về tiến độ điều tra các vụ án được dư luận quan tâm.
0