Việt Nam nhiều cơ hội thu hút FDI chất lượng cao

Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2023 đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước. Với một nền kinh tế có độ mở rất cao, nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội thu hút FDI chất lượng cao từ các DN lớn trên thế giới.

Năm 2023, vốn đầu tư FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm qua. Những yếu tố quan trọng tạo nên cơ hội trong thu hút FDT vào Việt Nam chính là sự ổn định chính trị, nền kinh tế đang phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, các cân đối vĩ mô được đảm bảo, lạm phát được kiềm chế. Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và đang được thực thi hiệu quả, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế.

Mặc dù có nhiều thuận lợi, tuy nhiên để nắm bắt cơ hội thu hút FDI chất lượng cao, đòi hỏi các Bộ, ngành địa phương cần xúc tiến đầu tư có trọng điểm. Trong đó ưu tiên tiếp xúc với các DN có công nghệ mới, hiện đại, thân thiện môi trườn và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Đồng thời phải khắc phục các rào cản để khơi thông làn sóng đầu tư đó. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Bộ Tài chính, trong 3 năm (từ năm 2021-2023) có 31.570 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đưa vào diện rà soát của cơ quan thuế.

Bộ Tài chính đã có thông tin phản hồi về việc các sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho người kinh doanh, ngày 1/6.

Cổ phiếu của Nvidia, nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo AI, đã tăng thêm 20% trong 5 ngày qua, chứng minh giá trị của công ty với Big Tech và Phố Wall.

Tỷ lệ lạm phát trung bình của khối các nước sử dụng đồng tiền chung Euro tăng lên mức 2,6% trong tháng 5, theo ước tính của Cơ quan Thống kê châu Âu.

Dữ liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản mới đây xác nhận, nước này đã lần đầu tiên tiến hành can thiệp củng cố đồng Yên kể từ tháng 10/2022, sau khi đồng nội tệ giảm xuống mức đáy trong 34 năm hồi tháng Tư.

Thị trường chứng khoán tuần qua chứng kiến 3 phiên giảm điểm liên tục của VN-index. Tới 4 phiên khối ngoại bán ròng nghìn tỷ, đặc biệt phiên thứ 5 đột biến với trên 3.200 tỷ.