Việt Nam thăng hạng trong BXH các quốc gia hạnh phúc

Trong BXH các quốc gia hạnh phúc của báo cáo hạnh phúc thế giới 2024, Việt Nam đứng thứ 54, tăng 11 bậc so với năm 2023. Đây được xem là một tín hiệu vui thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao. Đây là năm thứ 3 liên tiếp mà Việt Nam tăng bậc trên BXH này.

BXH hạnh phúc dựa trên kết quả khảo sát tại 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng như dựa vào trung bình cộng 3 năm khảo sát gần nhất. Người dân được yêu cầu tự đánh giá cuộc sống của họ theo thang điểm từ 0 đến 10, gắn với các yếu tố sự hài lòng trong cuộc sống, GDP bình quân đầu người, an sinh xã hội, tuổi thọ và sức khỏe, sự tự do, sự hào phóng và vấn đề tham nhũng.

Thang điểm 10 đồng nghĩa với cuộc sống hạnh phúc nhất. Báo cáo năm nay cũng cho thấy thế hệ trẻ hạnh phúc hơn so với những người lớn tuổi ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Phần Lan năm thứ 7 liên tiếp giữ vững vị trí quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, với 7,7 điểm, kế đến vẫn là các quốc gia Bắc Âu gồm Đan Mạch, Iceland, Thụy Điển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh, trong dự thảo Luật đường bộ cũng đã bổ sung thêm các quy định về yêu cầu kinh doanh xe đưa đón học sinh, liên quan đến vụ việc trẻ tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh tại tỉnh Thái Bình.

Quy định bổ sung giấy tờ được áp dụng đối với trường hợp ô tô đăng kiểm định kỳ, có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo phương tiện.

Ttình trạng khai thác cát quá mức, thiếu kiểm soát đã khiến không ít khúc sông chảy qua Hà Nội bị biến dạng, đất canh tác ở bãi bồi ven sông bị cuốn trôi, nhà cửa bị sụt lún.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn Thành phố. Nhưng hiện nay, việc mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn.

Những phiên chợ và chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại nông sản chính là cơ hội để tăng cường kết nối, đưa nông sản vùng miền tới gần hơn với người dân Thủ đô.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) kiến nghị áp giá sàn xuất khẩu gạo vì hai hợp đồng trúng thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia với giá bình quân thấp hơn chỉ khoảng 15 USD/tấn so với giá thị trường gần 580 USD/tấn là vô lý.