Vựa lá dong lớn nhất Hà thành vào vụ Tết

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km, thôn Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội từ lâu nổi tiếng với nghề trồng lá dong. Nơi đây còn được xem là vựa lá dong lớn nhất nhì miền Bắc và được mệnh danh là nơi trồng “ngọc xanh” của đất trời. Mỗi dịp Tết Nguyên đán hàng năm, làng lá dong Tràng Cát lại tất bật thu hoạch lá dong phục vụ nhu cầu gói bánh chưng ngày Tết.

Những ngày cuối năm lá dong phủ kín vườn, mướt xanh cả một vùng mơn mởn. Bức tranh về một vùng quê trù phú hiện ra vẹn nguyên với nét chân phương đậm chất của một ngôi làng Bắc Bộ.

Chẳng biết từ bao giờ, lá dong Tràng Cát đã trở thành thương hiệu, là niềm tự hào của người dân nơi đây suốt đời này qua đời khác. Tới nay, lá Dong của Tràng Cát được xuất bán khắp các tỉnh, thành phố và nhiều quốc gia trên thế giới. Dẫu không phải nguồn thu nhập chính nhưng lá dong dường như đã trở thành “linh hồn” của đất và người Tràng Cát.

Lá dong Tràng Cát đã trở thành thương hiệu, là niềm tự hào của người dân nơi đây suốt đời này qua đời khác.

Gia đình ông Nguyễn Kim Nhàn là một trong những hộ trồng lá dong lớn nhất ở Tràng Cát. Vườn lá dong của ông năm nào cận Tết cũng tất bật không hết việc.

Khác với trồng lúa, trồng màu, trồng lá dong không yêu cầu nông dân phải một nắng hai sương. Chỉ cần tưới nước, bón phân, làm cỏ, cắt lá sâu định kỳ thì cây sẽ đẹp và tươi tốt, ươm một lần có thể cho thu hoạch vài năm - ông Nhàn cho biết.

Đã có thời kỳ, nhiều hộ dân phá vườn dong chuyển sang trồng cam nhưng mấy năm trở lại đây, cây cam thoái hóa cho năng suất thấp, sâu bệnh hại nhiều, tốn công chăm sóc, người dân "quay lại" với lá dong và nhận thấy cây dong phù hợp chất đất và cho thu nhập ổn định hơn cả mà không tốn nhiều công chăm bón, có thể thu hoạch quanh năm. Chỉ cần tưới nước, bón phân, làm cỏ, cắt lá sâu định kỳ thì cây sẽ đẹp và tươi tốt, ươm một lần có thể cho thu hoạch vài năm.

Lá dong Tràng Cát được ưa chuộng bởi giống lá dong nếp, tàu lá dẻo mềm, dùng gói bánh chưng khi luộc lên cho màu xanh rờn, đẹp mắt và hương vị đặc trưng.

Theo ông Nhàn, lịch sử làng Tràng Cát đến nay đã được gần 600 năm người dân trồng lá dong để phục vụ bà con gói bánh chưng Tết. Tràng Cát nằm trong vùng bãi bồi của sông Đáy, nơi đây có mạch nước ngầm tinh khiết chảy qua nên lá dong Tràng Cát vừa to, vừa đẹp, cây lại xanh mướt. Lá dong Tràng Cát được ưa chuộng bởi giống lá dong nếp, tàu lá dẻo mềm, dùng gói bánh chưng khi luộc lên cho màu xanh rờn, đẹp mắt và hương vị đặc trưng. Những địa phương khác xin giống về trồng nhưng lá nhỏ hơn, dài hơn, xanh đen hoặc cây dong không phát triển.

Ngoài gói bánh chưng, lá dong Tràng Cát còn được dùng gói bánh dày, làm giò, gói quà, gói xôi, vừa dễ gói hơn các loại lá khác, không rách, không làm biến mùi của từng loại bánh, lại đảm bảo an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường, khác hẳn với các loại túi nilong trước đây nhiều người bán hàng vẫn dùng để gói cho khách. Vì thế, không chỉ dịp Tết, lá dong Tràng Cát thịnh hành và đắt khách quanh năm, song để gói bánh chưng Tết thì vẫn cần chọn từ những lá đẹp nhất.

Lá dong Tràng Cát thịnh hành và đắt khách quanh năm, song để gói bánh chưng Tết thì vẫn cần chọn từ những lá đẹp nhất

Giờ đây, chẳng còn nhiều gia đình giữ được nếp gói bánh chưng vào những ngày cận Tết như xưa nữa. Do nhịp sống bận rộn, người ta thường đặt mua từ các chợ, các hộ chuyên bán buôn các loại bánh. Ít còn thấy lá dong bày bán la liệt tại các phiên chợ Tết như thời cách đây chừng chục năm trước. Tuy thế, dù bất kể nhà bán buôn hay gia đình còn lưu nếp cũ, mỗi lần gói bánh đều chọn bằng được những tàu lá dong Tràng Cát vừa dẻo, vừa mềm, mang đến lớp áo xanh đẹp mượt mà, bắt mắt cho những chiếc bánh đậm hương vị Việt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những gánh hàng nặng trĩu mang đủ thức quà từ lâu đã trở thành một phần tất yếu của nhịp sống thủ đô, len lỏi vào từng ngóc ngách và hòa chung hơi thở của phố thị.

Chụp ảnh chân dung trên phố cổ không chỉ là sở thích được đắm mình trong sự sáng tạo và khám phá nghệ thuật nhiếp ảnh, mà còn là cơ hội để những người trẻ có thêm trải nghiệm quý giá về môi trường sống, về văn hóa Hà Nội.

Người Hà Nội thưởng thức chè cả bốn mùa. Chè sen, chè đỗ xanh, chè đỗ đen giải nhiệt những trưa hè oi bức; xôi chè, chè trôi tàu nóng hổi ngon tuyệt cho một chiều đông lạnh.

Ở Hà thành có những nghề tưởng như không bao giờ tồn tại như nghề sửa đồ gỗ dạo, nhưng nhiều người vẫn dựa vào đó để kiếm sống hàng ngày.

Làm việc vào ban đêm dần trở thành thói quen của nhiều người, nhất là giới trẻ. Nếu như làm việc vào buổi sáng mang đến nguồn năng lượng tràn đầy thì khi đêm về lại là thời điểm mở ra một thế giới đầy sáng tạo cho những ý tưởng của giới trẻ ngày nay.

Không chỉ là địa điểm ưa thích của những tín đồ đam mê sách cũ, Nhà sách Mão còn là nơi lưu giữ kỉ niệm của người Hà Thành qua bao thế hệ.